Yếu tố thay đổi cục diện
Các chuyên gia tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty của Melbourne đã trở thành phòng thí nghiệm khoa học đầu tiên của thế giới, bên ngoài Trung Quốc, có thể tái tạo coronavirus.
Khám phá này sẽ cho phép các nhà khoa học phát triển một thử nghiệm để xác định những người có thể bị nhiễm bệnh, ngay cả trước khi họ thể hiện bất kỳ triệu chứng nào
Việc này cũng sẽ giúp đẩy nhanh việc nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh, đã cướp đi hơn 100 mạng sống ở Trung Quốc và khiến năm người Úc bị nhiễm bệnh
Các phòng thí nghiệm trên thế giới đang chạy đua nghiên cứu vắc-xin ngừa corona virus mới gây bệnh viêm phổi cấp. Dự kiến phải mất sáu tháng để thử nghiệm lâm sàng và mất một năm mới có văcxin sẵn sàng sử dụng cho người.
Được mô tả là "yếu tố sẽ giúp thay đổi cục diện", khám phá này sẽ giúp các nhà khoa học xác định liệu vắc-xin trong tương lai có hiệu quả hay không.
Úc hiện chia sẻ phát minh này với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Châu Âu, nơi sẽ tiếp tục chia sẻ phiên bản virus với các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.
Đây sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi cho các phòng thí nghiệm khác ở Úc.
Bác sĩ Catton, người có mặt trong nhóm nghiên cứu, rằng phát hiện này "cực kỳ quan trọng" và sẽ trở thành một phần không thể thiếu của bộ công cụ cho thấy vắc-xin hoạt động có hiệu quả hay không. Đồng thời cho phép các nhà khoa học có thể kiểm tra bất kỳ loại vắc-xin tiềm năng nào chống lại phiên bản bệnh của phòng thí nghiệm.
Nó cũng sẽ cho phép các nhà nghiên cứu phát triển một thử nghiệm để xác định những người có thể bị nhiễm virus, ngay cả trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào.
Hiện tại ở Úc, những bệnh nhân có triệu chứng coronavirus ban đầu trải qua thử nghiệm tại bệnh viện, với các mẫu được gửi đến Viện Doherty, phòng thí nghiệm duy nhất ở Úc có thể kiểm tra mẫu lần thứ hai và đưa ra câu trả lời chính xác 100% về việc ai đó có bị nhiễm hay không.
Nhưng điều này có thể thay đổi tất cả sau khám phá này.
Nhà khoa học dẫn đầu toán nghiên cứu của Viện Doherty, ông Julian Druce, người đã có mặt cùng với Tiến sĩ Catton tại thời điểm khám phá, đã mô tả đây là một sự phát triển đáng kể góp phần vào sự hiểu biết toàn cầu về coronavirus và ứng phó với nó.
"Đây sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi cho các phòng thí nghiệm khác ở Úc," Tiến sĩ Druce nói với ABC.
Việc phát triển virus cũng sẽ giúp các chuyên gia hiểu thêm về cách lây lan và hoạt động của coronavirus.
Úc chia sẻ khám phá với WHO, Trung Quốc từ chối
Viện Doherty là phòng thí nghiệm thứ hai trên thế giới có thể tái tạo được căn bệnh này. Một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc là phòng thí nghiệm đầu tiên, nhưng không chia sẻ khám phá của họ với WHO.
Tuy nhiên, một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc đã công bố những hình ảnh về trình tự di truyền của bệnh, giúp các nhà khoa học tại Viện Doherty có thể tái tạo lại virus này.
Tiến sĩ Druce cho biết các nhà khoa học tại Viện đã làm việc cật lực để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, hiện đã cướp đi ít nhất 106 mạng sống ở Trung Quốc và lây nhiễm cho hơn 4.200 người khác trên toàn thế giới.
"Chúng tôi đã thiết kế và lên kế hoạch cho những nghiên cứu đường dài như thế này trong nhiều năm qua. Đây là sứ mạng của Viện Doherty.
Và đó thực sự là lý do tại sao chúng tôi có thể tìm ra được câu trả lời từ thứ Sáu đến hôm nay cho các chẩn đoán, phát hiện, giải trình và phân lập."
Các chuyên gia y tế tại Úc khẳng định Úc có đủ nguồn lực khoa học và trang thiết bị được chuẩn bị cẩn thận để đối phó với các dịch bệnh như coronavirus.