Sau hơn 18 tháng kể từ cái chết của hai công nhân xây dựng tại công trường tòa nhà Delacombe, chính phủ Victoria đã thực hiện một trong những bước lớn nhất của hệ thống lập pháp nhằm giúp ngăn chặn những cái chết thương tâm tại nơi làm việc.
Theo luật mới vừa được giới thiệu tại tiểu bang Victoria ngày hôm qua 29/10, những chủ nhân vô tâm để nhân viên của mình phải thiệt mạng có thể phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm can vào tội ngộ sát tại nơi làm việc.
Bộ trưởng Tư pháp Jill Hennessy tuyên bố vào hôm qua rằng các chủ lao động cũng sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới $16 triệu do không cung cấp nơi làm việc đủ an toàn cho nhân viên.
Luật này sẽ áp dụng cho tất cả chủ sử dụng lao động của các công ty công và tư, vi phạm cẩu thả trong việc bảo đảm tính an toàn lao động hoặc thiếu sự hỗ trợ tinh thần phù hợp cho nhân viên, khiến họ phải tử vong khi làm việc.Luật này theo sau lời hứa của Thủ hiến Daniel Andrew vào tháng 5 năm ngoái, nói rằng các chủ lao động vi phạm sẽ phải đối mặt với án tù 20 năm, theo luật mới nằm trong Bộ luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.
Source: element envato
Động thái này nhờ vào các tổ chức công đoàn đã thúc đẩy một đạo luật áp dụng toàn quốc như một biện pháp ngăn chặn các trường hợp tử vong tại nơi làm việc. Hình phạt được khuyến nghị phải đủ nghiêm khắc để khiến các chủ lao động thực hiện nghiêm túc vấn đề an toàn nơi làm việc, và không dùng iền bạc để trốn tránh trách nhiệm và xem thường an toàn tính mạng nhân viên.
Nếu bạn lái xe tông chết một người, bằng lái của bạn sẽ tự động bị tịch thu. Trong khi tại một công ty, bạn khiến công nhân của mình tử vong tại nơi làm việc nhưng bạn vẫn có thể giữ giấy phép, và ngày hôm sau công ty của bạn vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Đứng bên ngoài Quốc hội Victoria, bà Hennessy phát biểu.
"Tiêu chuẩn an toàn nơi làm việc sẽ tăng cao vì hình phạt cho chủ lao động không đáp ứng đúng yêu cầu sẽ rất nghiêm khắc."
"Chúng tôi muốn các công ty phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp với nhân viên của họ."
Đứng cạnh bộ trưởng lài các gia đình đã phải trải qua những mất mát khi người thân của họ phải mất đi mạng sống tại công trường.
Trong đó có Jack, 21 tuổi, con trai của ông bà Dave và Janine Brownlee, đã tử vong sau khi bị mắc kẹt ba tiếng đồng hồ bởi đất đá sạt lở trong một cái hố công trình tại một công trường xây dựng Ballarat hồi tháng Ba.
Con trai của họ là bị chết tại nơi làm việc của Úc năm ngoái.Chàng trai 21 tuổi vào ngày hôm sau. Đồng nghiệp Charlie Howkins của anh thì chết ngay tại chỗ.
Jack Brownlee, 21, did his secondary schooling at Damascus College, Ballarat Source: Damascus College, Ballarat
Bà Brownlee nói với của ABC rằng các giám đốc của những công ty nên đứng ra chịu trách nhiệm cho cái chết của nhân viên của họ.
"Nếu bạn lái xe tông chết một người , bằng lái của bạn sẽ tự động bị tịch thu.", cô nói.
"Trong khi tại một công ty, bạn khiến công nhân của mình tử vong tại nơi làm việc nhưng bạn vẫn có thể giữ giấy phép, và ngày hôm sau công ty của bạn vẫn tiếp tục hoạt động bình thường."
"Điều đó cần phải được thay đổi."
Bà Hennessy nói.
"Chúng tôi biết trong thời đại ngày nay, mọi người xứng đáng được đi làm và trở về nhà an toàn",
"Thật đáng buồn cho những người bạn của chúng ta hôm nay, điều đau lòng đã xảy ra với con trai và chồng của họ và họ đã phải học cách đối phó với nỗi đau không thể chịu đựng được."
Tay ôm di ảnh của con trai, ông Brownlee cho biết ông hy vọng không có gia đình nào khác phải chịu đựng những gì ông và vợ mình phải trải qua.
"Đây là cách chúng tôi có thể tìm thấy một chút công lý cho Jack," ông nói.
Đối với vụ Delacombe xảy ra hồi tháng 3 năm 2018 tại khu xây dựng ở Winterfield Estate, WorkSafe đã buộc tội công ty xây dựng Pipecon có trụ sở tại Ballarat với hai tội danh được cho là trái với Mục 21 của Bộ luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp.
Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào ngày 3 tháng 12.
Marie Boland,cựu giám đốc điều hành của tổ chức Safework tiểu bang Nam Úc, dẫn đầu bảng đánh giá, cho biết luật mới là cần thiết để giải quyết các sự lo lắng và hạn chế trong điều luật ngộ sát hiện tại.
Nhân viên xây dựng tập sự Christopher Cassaniti, 18 tuổi, là người thứ năm chết trong năm nay sau khi bị nghiền nát trong đống đổ nát của vụ sập tháp giàn giáo thảm khốc tại vùng Macquarie Park. Một công nhân khác, 39 tuổi, cũng bị thương nặng.Chú của Christopher Cassanti, là Joe đã kiện việc này ra toà nhằm yêu cầu "các biện pháp nghiêm ngặt liên quan đến an toàn trên các công trường xây dựng".
Christopher Cassaniti, 18, died at the scene of a workplace scaffolding collapse. Source: Facebook
Sau vụ tai nạn,ông nói với các phóng viên rằng gia đình không muốn cái chết của cháu mình "chỉ là một con số nằm trong bảng thống kê.”
"Khi tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại nơi làm việc, các gia đình cũng cần phải có niềm tin rằng hệ thống sẽ cho họ quyền tiếp cận công bằng. Sức khỏe và an toàn nơi làm việc là trách nhiệm chung.”
Trước Victoria, Queensland và ACT là hai nơi của Úc áp dụng tội ngộ sát trong ngành kỹ nghệ là tội hình sự, với hình phạt lên tới 20 năm tù.
Ngược lại, theo luật hiện hành tại nơi làm việc ở hầu hết các tiểu bang và vùng lãnh thổ, những chủ điều hành doanh nghiệp (hoặc cán bộ của các doanh nghiệp đó) có thể bị bỏ tù tới năm năm và bị phạt 600.000 đô la nếu để nhân viên của họ đến nguy cơ tử vong, thương tích nghiêm trọng hoặc bệnh tật.
READ MORE
Quyền được an toàn nơi làm việc
Hình: