Visa, thương mại, du lịch: Ai có thể hưởng lợi từ việc hạ nhiệt quan hệ Úc-Trung?

Mối quan hệ được cải thiện giữa Úc và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến người dân và các doanh nghiệp như thế nào?

A composite image of two people in black coats in front of an ornate tower next to a tray of lobsters

Anthony Albanese has adopted the mantra that Australia and China will "cooperate where we can, disagree where we must". Source: AAP

Key Points
  • Ông Anthony Albanese đã kết thúc chuyến công du Trung Quốc hồi tuần trước và là Thủ tướng Úc đầu tiên ghé thăm đất nước này trong 7 năm qua.
  • Visa, thương mại, du lịch và năng lượng là những lĩnh vực sẽ có nhiều thay đổi sau khi quan hệ hai nước được cải thiện.
  • Thế nhưng Úc và Trung Quốc vẫn còn bất đồng về một số vấn đề, bao gồm địa chính trị.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã mô tả các cuộc đàm phán cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “rất thành công”, trong khi chuyến thăm của ông được Chủ tịch Tập ca ngợi là mở ra .

Sau khi chính phủ Liên đảng tiền nhiệm , Bắc Kinh đã áp đặt thuế quan đối với một loạt sản phẩm của Úc và cắt đứt liên lạc cao cấp.

Kể từ đó, hai nước đã tranh cãi về nhân quyền, , và các lệnh trừng phạt thương mại đối với hàng xuất cảng của Úc trị giá 20 tỷ đô la.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh và Canberra đã “giải quyết được một số vấn đề”, đồng thời so sánh chuyến đi của ông Albanese với hành động nối lại quan hệ với Trung Quốc của cựu Thủ tướng Gough Whitlam hồi 50 năm về trước.

Ông Geoff Raby, đại sứ Úc tại Trung Quốc từ năm 2007 đến năm 2011, nói với SBS News rằng toàn bộ cộng đồng Úc sẽ được hưởng lợi từ việc Úc và Trung Quốc giờ đây có cơ hội gắn kết chặt chẽ hơn.

“Tốt hơn là nên có một mối quan hệ gắn kết với đối tác để đạt được những điều bạn mong muốn,” ông nói.

Ông Raby cho biết thêm rằng phần lớn cộng đồng người Úc gốc Hoa sẽ hoan nghênh chuyến thăm và có khả năng giúp đảng Lao động có thêm phiếu bầu ở một số ghế, cũng như cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy .
Two men in suits smiling in front of Australian and Chinese flags
Australian Prime Minister Anthony Albanese held talks with China's president Xi Jinping. Source: AAP / Lukas Coch
Còn ông Benjamin Herscovitch, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU), thì nói với SBS News rằng chuyến đi “chủ yếu nhằm nối lại liên lạc ngoại giao và chính trị cao cấp”, hơn là đưa ra bất kỳ thông báo quan trọng nào.

Theo các chuyên gia, sau đây là những khía cạnh có thể thay đổi trong mối quan hệ song phương.

Visa

Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, visa nhập cảnh nhiều lần có thời hạn từ 3 đến 5 năm đã được công bố nhằm giúp việc đi lại giữa hai nước trở nên dễ dàng hơn.

Tuyên bố cho biết loại visa này sẽ “dành cho du khách và doanh nhân trên cơ sở có qua có lại”, nhưng không nêu rõ khi nào sẽ được triển khai.

Người Úc đến thăm Trung Quốc hiện nay chủ yếu sử dụng visa du lịch loại L, có giá trị lên đến một năm và cho phép lưu trú tối đa 30 ngày mỗi lần nhập cảnh, và visa kinh doanh loại M, cho phép lưu trú tối đa 30 ngày nhưng chỉ có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp.

Thương mại

từ mức 20 tỷ đô la lúc đỉnh điểm xuống còn khoảng 2 tỷ đô la.

Ông Ryan Neelam, giám đốc chương trình quan điểm công chúng và chính sách đối ngoại của Viện Lowy, cho biết có nhiều người lạc quan rằng Trung Quốc cũng sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với rượu vang Úc.

“Những gì Úc làm là tạo cơ hội cho Trung Quốc xem xét nhanh các biện pháp của mình và đơn phương hủy bỏ các biện pháp đó mà không bị mất mặt và để WTO ra phán quyết buộc họ phải nói rằng các biện pháp này là không phù hợp với nghĩa vụ của họ trong WTO,” ông nói.

Việc loại bỏ thuế lúa mạch vào tháng Tám cũng diễn ra sau khi tái xem xét.

“Duy trì một mối quan hệ ổn định trong đó chúng ta không để Trung Quốc áp đặt các hạn chế một cách tùy tiện đối với hàng xuất cảng của Úc là một điều tốt cho nền kinh tế Úc,” ông Neelam nói.

Thuế quan đối với tôm hùm và thịt bò Úc vẫn đang trong tầm ngắm của chính phủ.

Trung Quốc đã ngỏ ý muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – một hiệp định thương mại giữa Úc, Canada, Nhật Bản và một số nước khác.

Nhưng các chuyên gia cho rằng điều đó khó có thể xảy ra.

Quan điểm chính thức của Úc là Trung Quốc, hoặc bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia, cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của thỏa thuận thương mại này.

Ngoài ra, cần có sự đồng thuận để bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập. Điều này khó có thể xảy ra do sự phản đối của Tokyo.

Khách du lịch

Trước mắt, chuyến đi của ông Albanese chắc chắn sẽ .

“Về lâu dài, có thể một chuyến thăm như thế này với tất cả những lời hoa mỹ thực sự tích cực không chỉ từ chính phủ Trung Quốc mà còn cả báo chí Trung Quốc, sẽ có tác động gián tiếp đến thị trường du lịch.

“Chuyến đi cũng diễn ra sau khi Trung Quốc bắt đầu xử lý trở lại visa cho các đoàn khách đến Úc.”

Năng lượng

Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo cho biết Úc và Trung Quốc đang “tái khởi động các cuộc đối thoại song phương về biến đổi khí hậu và năng lượng”.

Ông Raby cho biết đây có thể là một cơ hội thực sự cho Úc.

“Bởi vì chúng ta là một trong những nước xuất cảng năng lượng lớn nhất thế giới và Trung Quốc là nước nhập cảng năng lượng lớn nhất thế giới, chúng ta nên xem xét cách chúng ta có thể thực hiện một cách tiếp cận chung về khí hậu/năng lượng với Trung Quốc và tìm hiểu những gì Trung Quốc cần giúp đỡ để họ có thể chuyển đổi nhanh hơn sang mức phát thải thấp – và tương tự, những gì chúng ta cần.”

Ông Raby cho biết đã có những bước phát triển đáng kể trong ngành công nghiệp thép xanh và hydro xanh của Úc.

“Dần dần, đây là những lĩnh vực mà chúng ta sẽ cần sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai chính phủ để hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc phát triển một số ngành công nghiệp mới giúp giảm lượng carbon này.”

Những vấn đề vẫn chưa được giải quyết

Ông Albanese thừa nhận Úc và Trung Quốc bất đồng trong một số vấn đề và một lần nữa lặp lại câu nói quen thuộc của ông, rằng các quốc gia nên “hợp tác ở những vấn đề mà chúng ta có thể, và bất đồng quan điểm ở những vấn đề mà chúng ta bắt buộc phải như vậy”.

“Úc và Trung Quốc có quan điểm bất đồng về địa chính trị,” ông Neelam nói.

Úc đã bác bỏ các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông và kêu gọi kiềm chế trong bối cảnh các mối đe dọa leo thang đối với Đài Loan.

“Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để lèo lái mối quan hệ hai nước khi nói đến các câu hỏi khó, trong đó quan điểm của Úc rất gần với Mỹ về những vấn đề này, và chắc chắn không có dấu hiệu này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng thay đổi lập trường quyết đoán của mình đối với những vấn đề đó,” ông nói.

Nhiều người đã hoan nghênh quyết định của Trung Quốc , nhưng vẫn lo lắng về cách Bắc Kinh , người đã bị bắt giam từ năm 2019.

Ông Herscovitch cho biết những vấn đề nhân quyền căng thẳng sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài.

“Úc thường xuyên bày tỏ quan ngại về tình trạng và Tây Tạng, cũng như phàn nàn về cách đối xử nặng tay của Trung Quốc đối với Hồng Kông,” ông nói.

“Những lo ngại về nhân quyền đó là nghiêm túc và chính đáng, nhưng Trung Quốc coi chúng là sự can thiệp, và cho rằng chúng thực sự vô ích và không chân thành.”

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 13 November 2023 7:08pm
By Madeleine Wedesweiler
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends