Cơ quan an ninh quốc gia Úc ASIO cho biết mối đe dọa về gián điệp và sự can thiệp của người nước ngoài vào nội tình nước Úc đang gia tăng là việc hoàn toàn có thật.
Trong báo cáo hàng năm ASIO khẳng định:
"Các dịch vụ tình báo nước ngoài đang tìm cách tiếp cận các thông tin mật của chúng ta. Những thông tin mà họ tìm cách xâm nhập gồm: các liên minh và quan hệ đối tác của Úc, quan điểm của Úc trong các vấn đề ngoại giao, kinh tế và quân sự đối với quốc tế, nguồn năng lượng và khoáng sản của Úc, và những sáng kiến của chúng ta trong khoa học kỹ thuật."
ASIO nói những thế lực nước ngoài đang tìm cách làm ảnh hưởng đến công chúng và giới truyền thông Úc.
Báo cáo này gọi là những thế lực đang thò vòi vào đời sống Úc là "gián điệp và tình báo nước ngoài", và nói rằng đó là "insidious threat" tức một mối đe dọa rắn độc, nó không giết bạn liền nhưng khi giết từ từ và chắc chắn và khi muốn cứu chữa thì khó lòng mà xoay chuyển tình thế.
Bản Báo cáo không nêu tên bất kỳ quốc gia nào nhưng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc là một vấn đề đáng quan tâm.
Các học giả tại các trường đại học Úc gần đây đã bị các sinh viên quốc tế Trung Quốc chỉ trích về việc giảng dạy các tài liệu không đồng ý với chính sách của Trung Quốc.
Hồi đầu tháng này, Frances Adamson - từ Bộ Ngoại giao và Thương mại - đã có bài nới chuyện trước các sinh viên quốc tế tại Học viện Khổng Tử - Confucius của Đại học Adelaide.
"Sự im lặng của bất cứ ai trong xã hội chúng ta, từ học sinh, giảng viên đến các chính trị gia là một sự sỉ nhục đối với các giá trị của chúng ta. Sự im lặng áp đặt đi ngược với tư do tri thức. "
"The silencing of anyone in our society, from students, to lecturers to politicians is an affront to our values. Enforced silence runs counter to academic freedom."
Bà nói các trường đại học cần phải chuẩn bị để giữ vững sự kiên cường.
"Khi Trung Quốc trở nên quan trọng hơn đối với tương lai của Úc và của thế giới, thì sẽ cần giám sát hơn nữa Trung Quốc về những cách mà họ tìm cách thực hiện ảnh hưởng trên bình diện quốc tế".
Tuy nhiên, Tony Pun của Hội đồng Cộng đồng Trung Quốc tại Úc nói rằng nó không nguy hại.
"Mọi người không hiểu cách người Trung Quốc đồng cảm về các vấn đề. Nó không có gì là học thuyết Cộng sản, mà chỉ là văn hoá. Đây không chỉ là chủ nghĩa yêu nước, không chỉ là chủ nghĩa dân tộc mà nó là một sự cảm thông tình cảm."
John Coyne là Giám đốc Chương trình An ninh Biên giới tại Học viện Chính sách Chiến lược Úc nói không giống như khủng bố, những mối đe dọa như vậy không nhìn thấy hay hiển hiện ra ngay lập tức nhưng hiểm họa trong tương lai thì khôn lường vì rằng chúng rất tinh vi muôn hình vạn trạng rất khó xác định để mà theo dõi.
Ông Coyne nói vấn đề này thì không chỉ riêng lĩnh vực giáo dục cần quan tâm mà các lĩnh vực khác cũng cần chú ý.
"Phòng ngừa trước cho các quan chức chính phủ và nhân dân trong các vấn đề cộng đồng. Giáo dục và đào tạo dân cho khi còn rất nhỏ làm sao khi nghe một chuyện được trình bày cho họ thì phải biết đặt nghi vấn về tính xác thực của các vấn đề đang được nói đến ".
Đầu năm nay, thượng nghị sĩ Sam Dastyari mất chức vụ trong nội các do bị phát hiện nhận tiền từ các nhà tài trợ Trung Quốc đã chi trả cho một số chi phí.
Trước đó vào năm 2016, cựu tổng trưởng ở liên bang Stuart Robert đã từ chức do có quan hệ với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong khi ASIO cũng bày tỏ mối quan tâm đặc biệt rằng các cường quốc nước ngoài đang ảnh hưởng đến các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo trong một nỗ lực để hạn chế những nhận xét từ ASIO lên họ thì David Dawson từ Hội đồng Cộng đồng đa văn hóa ở New South Wales nói rằng ông ta không thấy bằng chứng đó.
"Khi chúng ta sống trong những thời kỳ căng thẳng cao độ thì có một xu hướng là triệt tiêu những người đang là mục tiêu nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng điều này góp phần vào sự chia rẽ trong cộng đồng. Rõ ràng là nó không ích lợi gì trong việc tạo nên một xã hội đa văn hóa."
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại