Phúc trình của Liên hiệp quốc cho thấy mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu sẽ không quá 1,5 độ C, nếu không các thảm họa sẽ xảy ra đối với hệ sinh thái khắp thế giới.
Thủ tướng Scott Morrison vẫn cho rằng nước Úc hài lòng với chính sách thay đổi khí hậu của nước nầy, bất chấp một phúc trình mới kêu gọi cần có những thay đổi tức khắc trong toàn xã hội đề ngăn ngừa sự gia tăng nhiệt độ trên thế giới.
Phúc trình từ Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí Hậu gọi tắt là IPCC, cảnh cáo rằng sẽ có những thảm họa toàn cầu nếu nhiệt độ gia tăng quá mức của thời tiền kỹ nghệ, đến mức quá 1,5 độ C vào giữa thập niên nầy.
Các nhà khoa học cũng cho biết, các cam kết hiện nay của các chính phủ nhằm thay đổi khí hậu theo Hiệp Định về Khí Hậu Paris, ngay cả trong trường hợp tuân thủ đầy đủ, vẫn khiến cho thế giới bị nóng lên đến 3 độ.
Chủ tịch của Ủy ban là ông Hoesung Lee nói rằng, năng lượng do than đá phải chấm dứt vào năm 2050 nếu cả thế giới giới hạn mức nóng ấm ở mức 1,5 độ.
“Đầu tiên sự thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến nhiều người, hệ sinh thái và cuộc sống của mọi người trên khắp thế giới.
"Thứ hai, việc giới hạn mức gia tăng nhiệt độ đến 1,5 độ là không thể thực hiện, thế nhưng đòi hỏi những chuyển biến chưa từng có trong mọi mặt của xã hội, chỉ một chút nóng ấm cũng ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt,” Hoesung Lee.
Ông Morrison cho biết ông sẽ xem xét bản phúc trình, thế nhưng ông vẫn cho là nước Úc hài lòng khi đáp ứng các mục tiêu theo với Hiệp định về Khí Hậu Paris.
“Hãy xem, chúng tôi xem xét bản phúc trình rất cẩn thận, chính phủ Úc có những cam kết và đặt ra việc giảm bớt khí thải là 26 phần trăm vào năm 2030".
"Chúng ta sẽ đạt được các cam kết như trong Hiệp định thư Kyoto 1 và chúng ta cũng đáp ứng trong Kyoto 2.
"Chúng ta có các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó, dù ở mức độ nhỏ hay lớn, hoặc các biện pháp khác nhau mà chúng ta đã thực hiện.
"Chúng ta xem xét bản phúc trình nầy và nó chỉ có một năm trước mà thôi, đó cũng là bản phúc trình cho biết sự phối hợp các chính sách của Úc là đáng đồng tiền bát gạo," Scott Morrison.
Các con số từ Bộ Môi trường và Năng lượng cho thấy, các loại than đá đen và nâu đã sản sinh khoảng 62 phần trăm điện năng của nước Úc trong năm 2016-17.
Các nguồn năng lượng tái tạo, như sức gió và thủy điện chỉ chiếm 15,6 phần trăm.
Tổng trưởng Năng lượng Josh Frydenberg nói rằng, ‘đèn đuốc sẽ tắt ngấm ở đông bộ nước Úc, nếu việc sản xuất điện năng bằng than đá bị loại bỏ’.
Thế nhưng dân biểu đảng Xanh Adam Bandt cho rằng, vấn đề có tính cách quyết định là nước Úc từ bỏ việc lệ thuộc vào than đá, để có điện năng và lợi tức.
“Khi đề cập đến vấn đề than đá, thì Úc là một kẻ nghiện ngập nhất về chuyện nầy trên thế giới".
"Nước Úc chịu trách nhiệm trong việc xuất cảng than đá sang các nước khác và chẳng quan tâm chi đến môi trường nơi chúng được đốt ra sao, thế nhưng nước Úc có những chuyện ô nhiễm không khí mà các khoa học gia thế giới hiện cho chúng ta biết là, chúng ta phải dừng lại”, Adam Bandt.
"Đó là lý do vì sao chúng ta cần giảm bớt mức độ nóng ấm toàn cầu, cần giới hạn chúng đến mức tối thiểu, bởi vì thế giới càng nóng hơn thì cuộc sống sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn”, Kelly O'Shanassy.
Phó Thủ tướng Michael McCormack cũng cho biết, than đá là một phần quan trọng cho nguồn năng lượng hỗn hợp của nước Úc.
Ông cho đài Sky News biết rằng, không nên loại bỏ than đá.
“Tôi rất ủng hộ cho kỹ nghệ than đá và rất ủng hộ cho các công nhân trong ngành nầy, cho dù họ ở Queensland hay New South Wales, hoặc bất cứ nơi nào chuyện đó xảy ra ở Úc".
"Tôi hiểu biết các quan tâm, đến phúc trình của IPCC, tôi chắc chắn sẽ xem xét những gì nên tuyên bố, thế nhưng sự kiện là than đá có thể đóng một vai trò quan trọng, cũng như các nhà máy điện chạy bằng than đá vẫn tiếp tục đóng góp một phần lớn lao trong năng lượng hỗn hợp tại Úc và sẽ tiến triển như vậy trong tương lai," Michael McCormack.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Bảo Tồn Úc châu là bà Kelly O’Shanassy cho biết, than đá không còn là một chọn lựa thiết yếu tại mọi nơi trên thế giới.
Bà nói rằng, chính phủ Úc cần thay đổi đường lối của mình.
“Tôi nghĩ chính phủ tìm cách bác bỏ kế hoạch nầy, do họ luôn luôn gắn bó với than đá và xem việc sử dụng than tại Úc sẽ diễn ra mãi mãi.
"Thế nhưng những gì chúng ta được biết, là chúng ta có thể loại chúng dần dần, trong một cách thức có trách nhiệm và từng giai đoạn trong một vài thập niên tới, để sử dụng năng lượng sạch.
"Chúng ta đều biết là năng lượng sạch là tuyệt vời, bởi vì không có ô nhiễm, không làm khí hậu nóng lên.
"Ngoài ra nó cũng rẻ hơn cho mọi người và sẽ tạo nhiều công ăn việc làm mới.
"Vì vậy cứ mãi dính líu với than đá là xem thường và rất nguy hiểm, vì nó làm cho địa cầu nóng lên," Kelly O'Shanassy.
Trong khi đó, các nông gia cho biết họ sẳn sàng tiến đến việc sử dụng năng lượng tái tạo, theo đúng tinh thần cuả bản phúc trình nói trên.
Chủ tịch Hội Nông gia Hành động để Thay đổi Khí Hậu là bà Verity Morgan Schmidt nói rằng, chính phủ cần có một chiến thuật toàn quốc được tài trợ đầy đủ về việc thay đổi khí hậu và nông nghiệp, sau khi bản phúc trình nêu bật viễn cảnh u tối của khu vực nầy.
“Chúng ta hiện chứng kiến các thử thách, chẳng hạn như sự gia tăng mối nguy hiểm về các cơn giá lạnh cuối mùa trên khắp miền Nam nước Úc.
"Chúng ta cũng chứng kiến nạn hạn hán lâu dài và trầm trọng hơn, vốn gây tác hại cho hệ thống sản xuất nông nghiệp của chúng ta.
"Các nông gia đều cam kết một sự cân bằng qua nhiều thế hệ, khi canh tác bền vững trong tương lai.
"Những gì chúng ta cần đến là một khung cảnh trong chính sách, sự lãnh đạo chính trị và hành động cương quyết, dĩ nhiên là phản ảnh trên sân khắu thế giới, thế nhưng chúng ta cần gia tăng và tham gia, cũng như đồng tiến bước với các thực tế có ý nghĩa trong nền kỹ nghệ của chúng ta," Verity Morgan Schmidt.
Trong khi đó, bà Kelly O’Shanassy thuộc Hiệp hội Bảo tồn Úc châu nói rằng, chính phủ Úc cần phải hành động tức thời.
“Đây không chỉ là một hậu quả đối vứi cuộc sống thiên nhiên, mà còn gây hệ lụy cho mọi sinh vật kể cả con người.
"Đó là lý do vì sao chúng ta cần giảm bớt mức độ nóng ấm toàn cầu, cần giới hạn chúng đến mức tối thiểu, bởi vì thế giới càng nóng hơn thì cuộc sống sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn," Kelly O'Shanassy.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại