Nước Úc đáp ứng qua việc hỗ trợ cho quốc gia láng giềng gần nhất nầy trong cố gắng nhằm giúp mọi người vượt qua những vết sẹo tinh thần và vật chất.
Bác sĩ Brian Spain thường làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Darwin, thế nhưng sau trận động đất diễn ra ở Papua tân Guine vào ngày 26 tháng 2 vừa qua, ông đã được kêu gọi để giúp đỡ các nạn nhân .
Ông hướng dẫn một toán Trợ giúp Y tế Úc châu gồm 15 người, đến một bệnh viện trong vùng cao nguyên phía nam của Papua tân Guine, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề của trận động đất đo được 7,5 độ Richter.
Ông cho biết, các bác sĩ làm việc tại bệnh viện Mendi hiện đối phó với nhiều chuyện, từ việc thiếu dinh dưỡng cho đến nạn bạo động xảy ra, trong các khu vực bị động đất.
“Các nhân viên tại đăy chính họ cũng bị ảnh hưởng, nhà cửa rồi gia đình họ đều bị ảnh hưởng của trận động đất".
"Họ đã hoạt động cật lực trong việc đáp ứng tại địa phương, vì vậy quả là một cơ hội để đến giúp cho họ được ngơi nghỉ chút ít”, Brian Spain.
Liên hiệp quốc ước lượng có 270 ngàn người, trong đó gần phân nửa là trẻ em sống trong các vùng xa xôi phía bắc nước nầy, đã bị cơn động đất tàn phá và một loạt các cơn dư chấn mạnh mẽ sau đó và đến nay họ vẫn rất cần việc trợ giúp nhân đạo.
Bà Stephanie Copus Campbell là cựu giám đốc chương trình viện trợ cho Papua tân Guine.
Bà cảnh cáo về những chấn thương tâm lý do trận động đất gây ra, vẫn tiếp tục tạo thêm cho nhiều người bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi mang đến các chuyên gia về tham vấn cho các nhân viên y tế tại bệnh viện Hela của tỉnh, bởi vì họ cần tiếp tục công việc, nhưng lại bị căng thẳng do trận động đất xảy ra".
"Các chuyên gia đã thuyết trình cho tôi sau đó và nói rằng các nhân viên bị tràn ngập với lo lắng và rơi lệ cũng như không biết những gì sẽ xảy ra. Họ cho biết hết sức ngạc nhiên về mức độ hấn thương tâm lý trong các cộng đồng đó”, Stephanie Copus Campbell.
Bà hiện là giám đốc của Hiệp hội Tìm Kiếm Dầu Khí, một tổ chức nhân đạo do công ty năng lượng của Úc và Papua tân Guine lập nên.
Đây là một trong các tổ chức đầu tiên, phân phát hàng cứu trợ và trợ giúp y tế cho các nạn nhân động đất, qua việc xử dụng trực thăng cùng với sự đáp ứng chính thức của Úc.
“Chính phủ và quân đội Úc cũng như người dân Úc nên hãnh diện về những đáp ứng đó, do họ một lần nữa đến nơi rất nhanh và dồn mọi nỗ lực cũng như hoạt động không ngừng nghỉ với chúng tôi, cùng nhau chúng tôi đã đến rất nhiều cộng đồng, mà chúng tôi không thể làm được nếu không có nước Úc”.
Trận động đất đã cắt đứt đường xá và việc tiếp cận đến vùng cao nguyên phía tây và phía nam, cũng như khu vực Hela.
Bà Campbell nói rằng các cộng đồng xa xôi cùng với các tranh chấp giữa các bộ lạc trong vùng hiện thử thách các tổ chức nhân đạo.
Tổ chức nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF mới đây buộc phải di tản các nhân viên cứu trợ khỏi tỉnh Hela, sau khi những người nầy bị tấn công.
“Những người dân nghèo đã trải qua chấn thương tâm lý nầy, khi mất hết nhà cửa, mất đi vườn rau quả và không biết việc gì sẽ xảy ra ngày mai, rồi mặt đất cứ rung chuyển".
"Họ chẳng biết khi nào có thể về nhà và họ bị nhiều căng thẳng trầm cảm”, Stephanie Copus Campbell.
Trong mọi tình huống, thì phụ nữ và trẻ em là những người gánh chịu nặng nề các chấn thương tâm lý nhất.
"Người dân Úc là một láng giềng tốt, tất cả chúng ta cần chắc chắnrg chúng ta giúp họ hồi phục càng sớm càng tốt”, Stephanie Copus Campbell.
Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Úc cho biết, Úc cung cấp 700 ngàn đô la cho các tổ chức đối tác Liên hiệp quốc để chắc chắn rằng, những người dễ bị tổn thương nhất sau trận động đất đều được sự giúp đỡ.
Trong số đó có chương trình UNICEF, nhằm thiết lập 26 địa điểm thích hợp cho trẻ em, để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tâm lý cho hơn 4 ngàn trẻ em.
Ông Afesa Tolesso Dano thuộc UNICEF cho biết, sáng kiến nầy cung cấp một nơi an toàn cho những em bị chấn thương tâm lý, một nơi chốn có thể chơi đùa và phụ nữ có thể tìm được sự bảo vệ, trong tiến trình phục hồi sau các thiên tai.
“Các hoạt động giáo dục đã bị gián đoạn, vì vậy mọi thứ cung cấp cho lớp học trẻ em cũng bị ngưng lại, khiến cho việc phục hồi tâm lý trở nên tệ hại hơn bởi vì trẻ em để được phục hồi, cần có một số hoạt động thông thường như được đi học trở lại”.
Tính chung chính phủ Úc đã cung cấp 5 triệu đô la, để hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ của chính phủ Papua tân Guine.
Ông Jonathan Pryke, giám đốc chương trình Thái bình Dương của Viện Lowy nói rằng, việc trợ giúp của Úc phản ảnh mối tương quan sâu xa mạnh mẽ về lịch sử giữa hai nước.
Các doanh nghiệp Úc đã đầu tư gần 20 tỷ đô la tại Papua tân Guine, hầu hết trong kỹ nghệ về tài nguyên thiên nhiên.
Ông Pryke cho biết, mối quan hệ nầy phát triển mạnh mẽ, kể từ khi Papua tân Guine là một lãnh thổ độc lập.
“Nước Úc muốn trở thành người cộng sự xứng đáng tại Thái bình Dương, tại Papua tân Guinê".
"Chúng ta muốn là những người đầu tiên đáp ứng lời kêu gọi và cũng đầu tiên trong việc trợ giúp đối với các nước nầy, khi quí vị đều hiểu rõ thiên tai tàn phá như thế nào".
"Đó là phản ảnh mối quan hệ quan trọng mà chúng ta đã có với Papua tân Guine và những gì chúng ta đã làm từ trước đến nay trong mối quan hệ hiện hữu”, Jonathan Pryke.
Bà Campbell cho biết, bà hậu thuẩn cho lời kêu gọi đó.
“Đó là một cộng đồng yếu kém và cần được giúp đỡ, trong khi Papua tân Guine là một nước láng giềng của chúng ta và đó là một quốc gia quan trọng, ngay tại ngưỡng cửa của chúng ta. Có những người thực sự đã trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo hết sức nghiêm trọng".
"Người dân Úc là một láng giềng tốt, tất cả chúng ta cần chắc chắnrg chúng ta giúp họ hồi phục càng sớm càng tốt”, Stephanie Copus Campbell.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại