Bảo tàng đầu tiên trên thế giới kể lại câu chuyện về nạn nhân bị hãm hiếp trong chiến tranh Kosovo

KOSOVO-GENDER-WOMEN-WAR-VIOLENCE-DEMO

Protesters take part in a "Be My Voice" women's demonstration march in support of Kosovo war rape survivors, in Pristina on April 14, 2023, marking the day of survivors of sexual violence during the war in Kosovo. (Photo by Armend NIMANI / AFP) (Photo by ARMEND NIMANI/AFP via Getty Images) Source: AFP / ARMEND NIMANI/AFP via Getty Images

Một viện bảo tàng mới dành cho nạn nhân bạo lực tình dục, trong cuộc chiến tranh Kosovo 1998-1999, đã mở cửa tại thủ đô nước nầy. Sáng kiến này phần lớn được tài trợ bởi Quỹ Atifete, do vị nữ Tổng Thống đầu tiên của đất nước thành lập và sở hữu. Tuy nhiên những người sống sót sau bạo lực tình dục từ cuộc xung đột vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị, 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc.


Đã 25 năm trôi qua, kể từ khi chiến tranh ở Kosovo kết thúc.

Đại sứ của nước này tại Úc, Jetmira Berdynaj Shala cho biết, đây là một cuộc xung đột khó khăn và chỉ kết thúc, sau khi NATO can thiệp quân sự buộc Serbia phải rút quân.

"Đã có khoảng 12 ngàn nạn nhân, trong số đó, hơn 9 ngàn người là dân thường, nghĩa là phụ nữ, người già, trẻ em, không phải là thành viên của quân đội”, Jetmira Berdynaj Shala.

Được biết căng thẳng vẫn còn giữa Kosovo và Serbia.

Bộ ngoại giao Anh đã cử 200 binh sĩ đến tham gia Lực lượng Gìn Giữ Hòa bình của NATO tại Kosovo, sau một cuộc đấu súng giữa chính quyền và người Serbia có vũ trang, ở phía bắc đất nước vào tháng 9.

Thủ tướng Kosovo là Albin Kurti cho biết, họ đánh giá cao sự giúp đỡ này.

"Đồng minh, đối tác, bạn bè trước cuộc chiến, trong và sau đó, chúng tôi không bao giờ quên sự giúp đỡ mà chúng tôi đã nhận được song phương từ Vương quốc Anh, hoặc thông qua NATO và EU”, Albin Kurti.
Thế nhưng cũng có những lời nhắc nhở liên tục khác, về cuộc chiến.

Trong cuộc xung đột năm 1998, có khoảng 20 ngàn trường hợp được báo cáo về việc cưỡng hiếp và tấn công tình dục, của các thành viên quân đội Serbia đối với người dân địa phương, với phụ nữ là mục tiêu của bạo lực đó.

Atifete Jahjaga là cựu Tổng Thống Kosovo cho biết, trong những năm kể từ đó, những người sống sót đã phải chịu sự kỳ thị.

"Trong khi mỗi người chúng ta đều được hưởng tự do và quyền tự do ngay sau khi chiến tranh kết thúc".

"Thế nhưng những người sống sót sau bạo lực tình dục, thật đáng xấu hổ, chúng ta đã che đậy họ bằng một tấm màn xấu hổ, thay vì che đậy họ bằng một tấm màn tự hào".

"Bởi vì trong khi chúng ta đã chiến đấu trên nhiều chiến trường, chúng ta chưa bao giờ nhận ra rằng những người sống sót này từ một độ tuổi khác, mà chúng ta có ở đây, bộ trang phục của một cô gái trẻ 17 tuổi, cô ấy không ở giữa chúng ta, nơi cô ấy và em gái 10 tuổi của cô ấy, do hậu quả của vụ cưỡng hiếp, họ không còn ở với chúng ta nữa”, Atifete Jahjaga.

Hiện nay một viện bảo tàng mới đã được mở tại thủ đô Prishtina, dành riêng cho những nạn nhân đó.

Sáng kiến này phần lớn được tài trợ bởi Quỹ Atifete, do cựu Tổng Thống thành lập và sở hữu.

"Đây là cách chúng tôi đang cố gắng thể hiện sự ủng hộ của mình với tư cách là người dân Kosovo, với tư cách là các tổ chức của Kosovo, với tư cách là xã hội dân sự của Kosovo, theo cách nhắc nhở mọi người đến nơi này và có thể nhìn thấy và trưng bày, bắt đầu từ các hiện vật cho đến các tuyên bố chung quanh căn phòng này rằng, mỗi căn phòng đều có câu chuyện riêng của nó, theo một cách nào đó, sẽ giải quyết ký ức tập thể để khôi phục lại hồ sơ ký ức tập thể, về những hy sinh mà phụ nữ và nam giới Kosovo đã thực hiện”, Atifete Jahjaga.

Bà cho biết, đây là viện bảo tàng đầu tiên trên thế giới.

"Nếu tôi không lầm, không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới, bản thân nó là một bảo tàng dành cho những người sống sót sau bạo lực tình dục".

"Thường thì có những loại bảo tàng như một phần của bảo tàng diệt chủng, bảo tàng chiến tranh, hoặc bảo tàng hòa bình".

"Nhưng bản thân Kosovo là quốc gia đầu tiên thành lập bảo tàng, dành cho những người sống sót sau bạo lực tình dục”, Atifete Jahjaga.
Đối với Đại sứ Shala, viện bảo tàng này là cơ hội để tưởng nhớ và tôn vinh lòng dũng cảm của những người sống sót sau vụ tấn công tình dục, những người đang sử dụng kinh nghiệm của chính họ, để xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn.

"Đây là một trong những vết thương chưa lành của cuộc chiến Kosovo, nó vẫn còn mở và những người sống sót vẫn ở đó và không dễ dàng để nói về chủ đề này".

"Có rất nhiều nạn nhân còn ở đó, nhưng điều tốt là họ đang biến khoảnh khắc khó khăn này trong cuộc đời mình, thành sức mạnh".

"Họ đang phản ánh sức mạnh của một xã hội, khi họ ở phía bên phải của mọi thứ".

"Vì vậy, họ từng là nạn nhân và giờ đây họ là sức mạnh của xã hội chúng ta”, Jetmira Berdynaj Shala.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share