Trong cuộc bầu cử gần nhất (năm 2022), các vấn đề về người Thổ dân được nhắc đến ở khắp nơi – với chiến dịch của Đảng Lao động cam kết thực hiện các cải tổ được nêu trong Tuyên bố Uluru từ Trái tim.
Bước đầu tiên là Voice – một cơ quan cố vấn về các vấn đề First Nations được ghi vào Hiến pháp.
Mặc dù Đảng Lao động đã giữ lời hứa tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, việc này đã bị bác bỏ vào cuối năm 2023.
Kể từ đó, các đảng lớn đã có cách tiếp cận khác trong chiến dịch tranh cử liên quan đến các vấn đề của người Thổ dân thuộc các Quốc gia đầu tiên.
“Các vấn đề này hoàn toàn vắng bóng trong chiến dịch của cả hai đảng lớn, và điều đó là có chủ đích. Cả hai đều né tránh vì không muốn thất bại của cuộc trưng cầu dân ý ảnh hưởng đến cơ hội chính trị của họ.
LISTEN TO

Bầu cử 2025: Những 'chủ nhân đầu tiên' của nước Úc mong muốn gì ở chính phủ?
SBS Vietnamese
06:59
Đảng Lao động dường như đã rút khỏi Tuyên bố Uluru từ Trái tim, không nhắc đến ‘Sự thật’ hay ‘Hiệp ước’. Còn phản ứng của Liên đảng thì dựa trên giả định rằng công chúng Úc không ủng hộ quyền của người bản địa.”
Đó là tiến sĩ Bartholomew Stanford, một người có nguồn gốc Torres đến từ đảo Masig và là giảng viên thâm niên ngành Nghiên cứu Thổ dân tại Đại học James Cook.
Đảng Lao động hiện chuyển trọng tâm sang các chính sách kinh tế, ưu tiên cải cách các chương trình tạo việc làm, ưu đãi đấu thầu cho cộng đồng Thổ dân, tài trợ chương trình kiểm lâm bản địa và các chính sách chung như mở thêm phòng khám chăm sóc khẩn cấp.
Chính sách cốt lõi của Liên đảng là kiểm toán việc chi tiêu cho các chương trình dành cho người Thổ dân và xử lý cái gọi là “chi tiêu lãng phí”.
Họ đã tạo ra một vai trò mới về “hiệu quả chính phủ”, phản ánh cách tiếp cận của chính quyền Trump tại Mỹ.
Tiến sĩ Stanford cho rằng cả hai bên đều không giải quyết được các vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến người dân thuộc các Quốc gia đầu tiên, cũng như không thực hiện Tuyên bố Liên Hợp Quốc về Quyền của Người Thổ dân.
Úc đang tụt lại rất xa so với các quốc gia thực dân khác và không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế căn bản, điều này thật sự làm suy yếu bất kỳ nỗ lực hòa giải nào và cũng làm rạn nứt bản sắc quốc gia của nước Úc.Tiến sĩ Bartholomew Stanford
Những căng thẳng này khiến mùa bầu cử trở nên đầy lo lắng với các cộng đồng Thổ dân thuộc Quốc gia đầu tiên và các tổ chức do cộng đồng kiểm soát, theo bà Catherine Liddle, Giám đốc điều hành tổ chức SNAICC, đơn vị đầu ngành về quyền trẻ em và gia đình người Thổ dân.
“Chúng tôi quan tâm đến các chính sách tạo ra sự khác biệt, chính sách thể hiện chính phủ thật sự lắng nghe cộng đồng. Chúng tôi biết rằng cứ đến kỳ bầu cử là người Thổ dân và dân đảo Torres lại thấy lo lắng, vì những cuộc thảo luận và chính sách thường trở thành một cuộc chạy đua xuống đáy.”
Cộng đồng Thổ dân thuộc Quốc gia đầu tiên - First Nations đối mặt với nhiều thách thức đặc thù thường bị bỏ qua trong chính sách – điều được phản ánh trong báo cáo Thu hẹp khoảng cách Closing the Gap, trong đó chỉ có 4/19 mục tiêu đang đi đúng hướng (SNAICC 2025).
Đây lại là một nguồn gây thất vọng và lo lắng khác cho cử tri Thổ dân thuộc Quốc gia đầu tiên.
Trong khi đó, Ủy ban Bầu cử Úc đã bắt đầu cử các đội bỏ phiếu lưu động đến gần 500 cộng đồng vùng hẻo lánh – mà nhiều nơi là cộng đồng Thổ dân.
Một trong số đó là Pirlangimpi, thuộc quần đảo Tiwi ở cực Bắc nước Úc.
Cũng như nhiều cộng đồng vùng hẻo lánh khác, họ đối mặt với tình trạng nhà ở chật chội, thiếu dịch vụ y tế, và hạ tầng xuống cấp như đường xá hư hỏng.
Pirlangimpi nằm trong đơn vị bầu cử Lingiari, được đặt theo tên ông Vincent Lingiari, người tiên phong cho quyền đất đai của người bản địa.
Đây là đơn vị bầu cử bao phủ phần lớn Lãnh thổ Bắc Úc và có tỷ lệ cử tri First Nations cao nhất cả nước.
Họ là chính trị gia, họ có quyền lực thể chế vô cùng lớn. Hãy thúc giục họ phải hành động xứng đáng. Đó là đầu tư vào những chính sách tạo nên một xã hội công bằng và bình đẳng hơn cho tất cả người dân Úc.Bà Catherine Liddle, giám đốc SNAICC
Hiện tại, ghế này do bà Marion Scrymgour nắm giữ – một phụ nữ người Tiwi và Anmatjere, đại diện cho Đảng Lao động.
Khi được phỏng vấn trong chương trình Living Black của NITV tháng này, bà Scrymgour cho biết cử tri của bà rất đau lòng vì kết quả cuộc trưng cầu dân ý và bà sẽ tiếp tục vận động cho Sự thật và Hiệp ước.
“Họ muốn có thể nói với chính phủ rằng: ‘Hãy để chúng tôi dẫn dắt cuộc tranh luận chính sách này và được quyền quyết định, làm việc cùng chính phủ để mang lại kết quả tốt hơn cho cộng đồng của mình’."
Mặc dù tiến sĩ Stanford hoan nghênh sự ủng hộ đối với Sự thật và Hiệp ước từ bà Scrymgour, ông cũng cảnh báo cử tri cần cân nhắc xem liệu đảng mà họ bỏ phiếu có thật sự ủng hộ các giá trị mà đại biểu địa phương của họ đề xuất hay không.
Ông cũng khuyến khích áp dụng tư duy phản biện tương tự khi bỏ phiếu cho các đảng nhỏ hoặc ứng viên độc lập.
Bà Liddle cũng gửi lời khuyên đến cử tri trong ngày bầu cử và cho cả nhiệm kỳ tiếp theo của Quốc hội.
“Một điều tuyệt vời của bầu cử là – không quan trọng bạn bỏ phiếu cho ai – bạn có thể sử dụng tiếng nói của mình. Và bạn có quyền gây áp lực với người mà bạn bỏ phiếu để nói rằng: ‘Hãy hành xử tốt hơn’.
READ MORE

SBS Việt ngữ