Bí mật giúp một ngôi làng ở Anh vượt qua dịch hạch, có thể giúp đại dịch coronavirus

Tombs in Eyam church, Derbyshire, UK

Tombs in Eyam church, Derbyshire, UK Source: Getty

Người ta ngạc nhiên khi trong thời kỳ tiền khoa học, những việc được thực hiện ở ngôi làng Eyam này đã giúp căn bệnh dịch hạch không bị lan rộng.


Hàng triệu người trên khắp thế giới sống chung với các hạn chế về du lịch và kiểm dịch trong khi coronavirus tiếp tục lan rộng, lịch sử của một ngôi làng tại Anh quốc hàng trăm năm trước có thể dạy chúng ta bài học về cách vượt qua dịch bệnh.

Bệnh dịch hạch, hay còn được gọi là “Cái chết đen”, được cho là đại dịch lần đầu tiên đã xóa sổ khoảng một nửa dân số nước Anh vào thế kỷ 14.

Căn bệnh dịch hạch, gây ra bởi một loại vi khuẩn không phải là virus, tiếp tục tàn phá Châu Âu trong 300 năm tới.

Ngôi làng Eyam, ở Derbyshire, Anh quốc đã đi vào lịch sử như một lời giải thích cho sự hy sinh bản thân để giúp cộng đồng vượt qua dịch bệnh.

Khi bệnh dịch xảy ra ở đây vào năm 1665, dân làng đã đưa ra quyết định dũng cảm, tự phong tỏa khỏi thế giới bên ngoài, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan sang các cộng đồng lân cận.

Nhưng khi làm như vậy, nhiều người đã ký án tử hình cho chính họ.

Francine Clifford và chồng cô đã thành lập một bảo tàng và tạo ra một bản đồ theo dõi sự lây lan của căn bệnh này trong làng.

"Chúng tôi đã sao chép sổ đăng ký ra vào giáo xứ, qua đó chúng tôi bắt đầu thấy các mối quan hệ xuất hiện. Chúng tôi gần như đã nghiên cứu 28 năm để có được câu chuyện. Trong chín tháng đầu tiên, bệnh dịch hạch đã được đưa vào khu vực này tại đây, trong 13 hộ gia đình."

Ngày nay trong làng, nhiều ngôi nhà bằng đá cũ có bảng thông tin bên ngoài liệt kê tên của các nạn nhân bệnh dịch hạch đã chết khi xưa.

Bệnh dịch đã vô tình được đưa vào làng bởi một thợ may tên là George Viccars, người đã mở một lô vải vóc được mang từ London.

Thật không may cho anh ta, bưu kiện này mang mầm bệnh của bọ chét, là nguyên nhân chính cho sự lây lan của dịch bệnh.

George Viccars là người đầu tiên ở làng Eyam chết.

 Francine Clifford cho biết vào cuối tháng 4 năm 1666, đã có khoảng 70 người chết vì bệnh dịch hạch.

"Sau đó có một khoảng thời gian dịch bệnh tạm lắng xuống, khoảng một tháng, dân làng thực sự nghĩ rằng những lời cầu nguyện của họ đã được đáp trả. Vào đầu tháng 6, dịch bệnh tiếp tục quay trở lại như một sự báo thù. Sau đó chúng tôi nghĩ rằng Mompesson và Stanley đã cùng nhau cách ly."

William Mompesson là cha xứ được bổ nhiệm ở nhà thờ làng Eyam.

Với niềm tin rằng nhiệm vụ của mình là ngăn chặn bệnh dịch lây lan đến các thị trấn gần đó là Sheffield và Bakewell, ông quyết định ngôi làng nên được cách ly.
Câu chuyện có nhiều điều để dạy chúng ta trong xã hội đương đại về một cộng đồng đoàn kết khi đứng trước thời điểm khó khăn và cách hành xử bằng tình yêu và lòng trắc ẩn với người khác
Việc thuyết phục giáo dân của mình hy sinh mạng sống của họ vô cùng khó khăn, ông còn gặp phải một vấn đề khác, ông không được lòng dân chúng.

Ông đã thay thế vị cha xứ trước đây, Thomas Stanley nổi tiếng, người đã bị cách chức vì từ chối sử dụng Sách Cầu nguyện mới được Giáo hội Anh giới thiệu.

Hai người đàn ông đã làm việc cùng nhau để thuyết phục dân làng tự cô lập.

Francine Clifford và người phụ trách bảo tàng, Owen Roberts, có một danh sách những người đã chết ở Eyam.

"Khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu xem họ là ai và họ có liên quan với ai. Bây giờ chúng tôi đã có một danh sách tất cả mọi người, tuổi tác của họ. 260 trong số 800 dân làng bị nhiễm bệnh, ít nhất là 25%. Họ đã trả giá khi ở lại đây, vì lợi ích lớn hơn của toàn khu vực."

Owen Roberts nói rằng vấn đề này phức tạp hơn một câu chuyện đơn giản về chủ nghĩa anh hùng hay sự hy sinh bản thân, nhưng nó gửi đi một thông điệp cho ngày hôm nay.

 "Chúng ta phải cẩn thận để không lãng mạn hóa câu chuyện. Chắc chắn có yếu tố anh hùng. Bạn có thể tưởng tượng sự hoảng loạn liên quan đến bệnh dịch mà chúng ta chắc chắn chứng kiến bây giờ. Chúng ta thấy mọi người hoảng loạn, và chính phủ khuyến khích mọi người bình tĩnh, nghĩ về những điều tốt đẹp hơn. Không chỉ nghĩ cho an toàn cá nhân là một thông điệp có thể được rút ra từ câu chuyện này.”

Cha xứ hiện tại của Eyam là Reverend Mike Gilbert.

Mỗi chủ nhật, ông nói chuyện với giáo dân của mình từ cùng bục giảng, nơi nhiều thế kỷ trước đó, cha William Mompesson đã cầu xin dân làng tự cắt đứt với thế giới bên ngoài.

"Hàng ngàn người đến để nghe câu chuyện về tình yêu và sự hy sinh này. Câu chuyện có nhiều điều để dạy chúng ta trong xã hội đương đại về một cộng đồng đoàn kết khi đứng trước thời điểm khó khăn và cách hành xử bằng tình yêu và lòng trắc ẩn với người khác."

Mike Gilbert nói rằng dân làng Eyam thế kỷ 17 đang làm gương tốt cho người dân ngày nay khi họ phải đối mặt với COVID-19 và các mối đe dọa khác đối với sức khỏe.

"Khi bệnh dịch Ebola hoành hành ở mức tồi tệ nhất, có những điều tương tự được rút ra và mọi người ngạc nhiên rằng trong thời kỳ tiền khoa học, những việc được thực hiện ở Eyam này chính xác là những việc cần làm. Họ tự cách ly, họ dừng việc gặp nhau trong nhà thờ mà gặp nhau ngoài trời. Họ đã ngừng chôn người trong sân nhà thờ để căn bệnh không lan rộng."

Đến ngày 1 tháng 11 năm 1666, căn bệnh đã biến mất.


Share