Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện nay có nhiều nguy cơ vượt quá mức nóng lên 1.5 độ C trong vòng 5 năm tới.
Phát hiện này được đưa ra trong một báo cáo từ Tổ chức Khí tượng Thế giới [WMO].
Nhưng không hẳn là thế giới sẽ vượt qua ngưỡng ấm lên dài hạn 1.5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, được đặt ra trong Thỏa thuận Paris 2015.
Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nói nguy cơ không cao lắm.
“Có 66% khả năng chúng ta sẽ vượt ngưỡng 1.5 độ trong 5 năm tới và có 33% khả năng chúng ta sẽ thấy toàn bộ 5 năm tới vượt ngưỡng 1.5 độ, tất nhiên rất ít khả năng xảy ra.”
Báo cáo cho thấy việc vượt quá mức 1.5 độ, mà các nhà khoa học cảnh báo sẽ gây ra hậu quả lớn, có thể chỉ là tạm thời.
Tuy nhiên, WMO cảnh báo rằng điều đó cho thấy các tác động của con người đối với hệ thống khí hậu toàn cầu đã gia tăng rõ rệt.
Tác giả chính của báo cáo, Tiến sĩ Leon Hermanson, cho biết có những tác động phức tạp.
"Các tác động trải dài từ các cực đến các vùng nhiệt đới, nơi bị ảnh hưởng bởi các cơn bão nhiệt đới, hiện đang có nhiều mưa hơn. Và lượng mưa tăng thêm đang gây ra lở đất. Vì vậy, bão nhiệt đới không chỉ mang theo gió, mà còn tác động thứ cấp gây lở bùn với tất cả lượng nước gia tăng đang rơi xuống theo các cơn bão."
Nguy cơ tạm thời vượt ngưỡng tăng 1,5 độ đã gia tăng theo thời gian.
Chẳng hạn, từ năm 2017 đến năm 2021, các nhà khoa học ước tính chỉ có 10% nguy cơ chạm ngưỡng.
Không giống như các dự báo khí hậu của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của UN, dựa trên lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai, bản cập nhật WMO cung cấp thêm dự báo thời tiết tầm xa.
Người đứng đầu WMO nói rằng điều này nên được coi là trạng thái bình thường mới.
"Không thể quay trở lại những ngày xưa tốt đẹp bởi vì chúng ta đã có nồng độ carbon dioxide cao như vậy, và tất nhiên, chúng ta cũng đã tăng nồng độ khí mê-tan trong khí quyển và điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giảm dần ra khỏi những xu hướng tiêu cực này.”
Các nhà khoa học cho biết, không giữ được ngưỡng nhiệt độ toàn cầu có thể gây ra những hậu quả thảm khốc.
Giáo sư Leslie Hughes thuộc Hội đồng Khí hậu Úc, giải thích việc hành tinh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào do những thay đổi.
"Vì vậy, nếu vượt quá 1,5 độ, chúng ta thậm chí còn có xác suất cao hơn về các loại sự kiện cực đoan gây ra tác động lớn, với những thứ như gia tăng thời tiết rất nóng và các đợt nắng nóng, lũ lụt, cháy rừng, hạn hán và bão gia tăng về số lượng và cường độ. Thêm vào đó, mực nước biển đang dâng lên với tốc độ ngày càng nhanh và tất cả những thứ đó có xu hướng kết hợp với nhau, làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn."
Đây được cho là lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ nhiều khả năng sẽ cao hơn 1,5 độ so với ngưỡng đặt ra.
Báo cáo hồi năm ngoái cho rằng tỷ lệ xảy ra là 50-50.
Tiến sĩ Hermanson nói rằng những thay đổi sẽ không thể bỏ qua.
Mọi người sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi mà chúng ta đang gây ra với khí hậu. Khi chúng ta thải ra khí nhà kính, chúng ta đang làm một thí nghiệm lớn và nhìn thấy lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi, hạn hán lớn trên khắp thế giới đang gia tăng tần suất, chúng tôi thậm chí còn thấy tuyết rơi kỷ lục ở một số khu vực.Tiến sĩ Leon Hermanson
Điều đó cũng có nghĩa là thế giới đã không cắt giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một phần nguyên nhân khiến nhiệt độ vượt quá ngưỡng chuẩn là kiểu thời tiết El Niño dự kiến sẽ phát triển trong những tháng tới.
Trong một sự kiện El Niño, nước ấm hơn ở Thái Bình Dương làm nóng bầu khí quyển bên trên, làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
Ông Taalas giải thích:
“Thay đổi đáng kể nhất mà chúng tôi dự đoán sẽ xảy ra là ở Bắc Cực, nơi chúng tôi đã chứng kiến sự nóng lên toàn cầu tăng gấp đôi. Và trong 5 năm tới, ước tính nhiệt độ ở Bắc Cực sẽ cao gấp ba lần mức trung bình toàn cầu. Chúng ta sẽ thấy nhiều tác động lớn hơn ở đó.”
WMO cũng nhận thấy 98% nguy cơ rằng một trong 5 năm tới sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận, vượt qua năm 2016 khi nhiệt độ toàn cầu nóng lên thêm khoảng 1,3 độ.
Nhưng có những điều mà thế giới có thể làm để cải thiện tình hình.
Giáo sư Leslie Hughes cho biết nếu muốn duy trì nhiệt độ ở mức có thể chịu được thì cần phải hành động ngay lập tức.
“Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu gần đây đã công bố báo cáo đánh giá thứ sáu, đưa ra thông điệp rất rõ ràng rằng chúng ta phải giảm lượng khí thải trên toàn cầu ít nhất 50% vào năm 2030 và sau đó đạt mức 0% càng sớm càng tốt. Vì vậy cần có sự chuyển đổi nhanh hơn nhiều từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, than đá, dầu mỏ hoặc khí đốt, sang sử dụng năng lượng tái tạo.”