Bà Carrie Lam, một cựu công chức, đã đắc cử với 777 phiếu bầu từ Ủy ban bầu cử Hồng Kông gồm 1,200 người. Số phiếu bà Carrie Lam nhận được nhiều hơn gấp đôi số phiếu của hai đối thủ của bà cộng lại.
John Tsang, người được sự ủng hộ của dân chúng, nhận được 365 phiếu.
Người thứ ba, và cũng là một ứng viên theo chủ nghĩa tự do nhất, cựu thẩm phán Woo Kwok-hing, chỉ nhận được 21 phiếu.
Xuất hiện trước những người ủng hộ, bà Carrie Lam hứa sẽ tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế, cung cấp việc làm và kế hoạch cải cách chính phủ.
“Tôi, đặc khu trưởng của Đặc khu Hành chính Hồng Kông thuộc Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa. Tôi đã sẵn sàng bắt đầu một chương mới trong cuộc hành trình cùng với mọi người.”
Dù giành số phiếu áp đảo, nhưng bà Lam vẫn đang phải đối mặt với một làn sóng biểu tình phản đối vì sự thật là 7.3 triệu người Hồng Kông vẫn không có tiếng nói trong việc chọn ra người lãnh đạo.
Người phụ nữ 59 tuổi này là người con thứ tư trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em. Cha bà là một nhân viên tàu biển người Thượng Hải, còn người mẹ chưa bao giờ đi học.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà Lam đã theo học ngành xã hội học tại trường Đại học Hồng Kông, trước khi trở thành một nhà hoạt động xã hội, và cuối cùng là đi theo con đường chính trị.
Dù giành số phiếu áp đảo, nhưng bà Lam vẫn đang phải đối mặt với một làn sóng biểu tình phản đối vì sự thật là 7.3 triệu người Hồng Kông vẫn không có tiếng nói trong việc chọn ra người lãnh đạo.
Chỉ mới trước khi bà Carrie Lam đắc cử, một nhóm các nhà hoạt động xã hội đã xuất hiện và bắt đầu hô những khẩu hiệu “Chúng tôi muốn bỏ phiếu phổ thông”.
Những người biểu tình đã đem theo dù vàng, biểu tưởng của cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 2014 đã dẫn đến bạo lực rộng khắp.
Nhưng bà Lam đã không hề mất bình tĩnh, bà đã có lời hứa sẽ đoàn kết người dân.
"Hồng Kông, quê hương của chúng ta, đang chịu nhiều tổn thất do bị chia rẽ sâu sắc và tích tụ nhiều sự bất mãn. Ưu tiên của tôi sẽ là xóa bỏ sự chia rẽ, dần lấy lại niềm tin của người dân, và thống nhất xã hội để tiến lên phía trước.”
Những lời hứa hẹn này sẽ rất khó để thực hiện do thiếu sự ủng hộ từ người dân.
Những người biểu tình phản đối đã cam kết tiếp tục tranh đấu chống lại cái mà họ gọi là ủy ban bầu cử đứng về phía Chính quyền Trung Quốc hơn là người dân.
Ông Ka Lun, Quận trưởng quận Nguyên Lãng ở Hồng Kông, đã chỉ trích bà Lam và ủy ban bầu chọn bà
“Năm năm vừa qua là một cơn ác một đối với người dân Hồng Kông. Và bà Carrie Lam đã công khai thừa nhận về kế hoạch bầu cử ngay khi mới bắt đầu, rằng bà sẽ tiếp tục hệ thống hiện hành của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh. Và giờ thì chúng ta có thể biết được cơn ác mộng này sẽ tiếp tục thêm 5 năm nữa. Một kế hoạch tồi tệ cho chúng ta, một tin tồi tệ cho Hong Kong.”
Kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997, Bắc Kinh đã dần tăng quyền kiểm soát đối với đặc khu này, dù cho Trung Quốc hứa hẹn bảo đảm quyền tự do và tự trị của Hồng Kông theo chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống’.
Nhưng thành viên của Ủy ban bầu cử Hồng Kông, Starry Lee quả quyết rằng bà Lam sẽ làm điều đúng đắn cho người dân và cho cả thành phố nói chung.
“Bà Lam sẽ tiếp tục duy trì chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống’, và bà sẽ tập trung vào những chính sách về kinh tế. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì sức cạnh tranh của Hồng Kông đang suy yếu.”
Bà Carrie lam đã nói rằng trừ khi căng thẳng xã hội dịu xuống, nếu không đàm phán về cải cách bầu cử sẽ không thể diễn ra sớm.
Bà sẽ chính thức trở thành đặc khu trưởng Hồng Kông vào ngày Một tháng Bảy.