Việc nầy diễn ra, sau khi các cường quốc quốc tế kêu gọi chấm dứt các vụ pháo kích và rút về các vũ khí nặng, vốn đã bị cấm xử dụng.
Sau gần 3 năm cuộc chiến diễn ra tại đông bộ Ukraine, nhiều thường dân mong muốn trở về nhà.
Trong những tuần lễ vừa qua, khu vực chung quanh thị trấn Avdiyivka do chính phủ kiểm soát, đã bị pháo kích nặng nề nhất trong 2 năm qua.
Việc nầy thu hút sự quan tâm của thế giới đến cuộc xung đột luôn âm ỉ, khiến cho quan hệ giữa Nga và Tây phương luôn căng thẳng.
Kể từ đó các vụ bạo động giảm dần, thế nhưng việc tiếp tục xử dụng vũ khí nặng, đã gây nhiều quan ngại.
Các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Nga và Ukrain kêu gọi phải có những nỗ lực mới, nhằm hoàn thành các điều khoản trong hòa ước Minsk năm 2015, vốn đã bị vi phạm rất nhiều.
Chỉ vài giờ trước khi có lệnh ngưng bắn, phát ngôn nhân quân sự của Ukrain ,là ông Oleksandr Motuzyankyk cho biết, đối phương hiện tuân thủ lệnh đình chiến.
“Nói chung thì đến giờ phút nầy, việc giảm sụt cụ thể các hoạt động quân sự hiện được theo dõi, trong khu vực hành quân chống khủng bố. Vào lúc trưa, chúng tôi nhận được báo cáo là có 15 vụ pháo kích của địch quân, mặc dù không phải là vũ khí nặng”.
Một nhân vật cao cấp thuộc phe ly khai, ông Eduard Basurin xác nhận rằng, các vụ pháo kích từ phía quân đội chính phủ, đã chấm dứt vào nửa đêm chủ nhật, theo giờ địa phương.
“Cho đến nay, phía Ukrain đã hoàn thành bổn phận giao phó, chúng tôi không ghi nhận bất cứ vi phạm nào vào lúc nầy và có thể nói rằng, thực sự chẳng có vụ pháo kích nào cả và những vụ tôi lưu ý, đã xảy ra trước nửa đêm”.
“Về chuyện rút các vũ khí nặng, việc nầy sẽ diễn ra sau khi ngưng bắn 24 giờ và điều kiện chính yếu nầy phải được diễn ra song song, đó là nếu chúng tôi rút về, thì phía Ukrain cũng phải thực hiện ngay như vậy”, một nhân vật cao cấp thuộc phe ly khai, ông Eduard Basurin nói.
Được biết, sau gần 3 năm cuộc chiến xảy ra ở đông bộ Ukrain, nhiều thường dân muốn trở về nhà.
Mặc dù lực lượng chính phủ và phiến quân ly khai tại Ukrain, đã đồng ý về một cố gắng mới nhằm ngưng bắn, thế nhưng việc chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột, vẫn là một chuyện thuộc về tương lai vô định.
“Tôi đến đây để có thể cứu mạng các cháu tôi, chúng tôi đã phải lang thang khắp nước trong một năm rưỡi qua, với tôi, cuộc sống không đến nỗi quá tệ, chúng tôi có thể mua sắm chút ít và đang có kế hoạch, thế nhưng làm sao chúng tôi có thể tin tưởng được trong tình thế nầy”, bà Ovcharko Valentina cư ngụ tại thị trấn Avdiyivka nói.
Cuộc chiến đã khiến cho gần 2 triệu người mất hết nhà cửa, những người nầy sống ở vùng biên giới và một triệu người khác phải lánh nạn sang Nga.
Liên hiệp quốc cho biết, có một triệu trẻ em cần được cứu trợ nhân đạo khẩn cấp tại đông bộ Ukrain, con số nầy đã gia tăng gấp đôi so với năm rồi.
Bà Chehova Valentina và cô con gái, mất hết nhà cửa tại thị trấn Avdiyivka, nơi 16 ngàn cư dân đã phải bỏ chạy trong suốt 3 năm qua.
Bà cho biết đây là lần thứ hai, hai mẹ con bà lại mất hết nhà cửa.
“Những vụ pháo kích mới đây kéo dài trong vài ngày rồi dần dần giảm bớt, thế nhưng lại xảy ra ban đêm và trẻ con rất sợ hãi. Việc nầy khiến tôi phải mất một tiếng đồng hồ, để gói ghém mọi thứ rồi di tản”.
Còn bà Ovcharko Valentina, cũng cư ngụ tại thị trấn nói trên và nay sống trong một trung tâm tạm cư chiến cuộc, bà cho biết cuộc sống trở nên bất an.
“Tôi đến đây để có thể cứu mạng các cháu tôi, chúng tôi đã phải lang thang khắp nước trong một năm rưỡi qua, với tôi, cuộc sống không đến nỗi quá tệ, chúng tôi có thể mua sắm chút ít và đang có kế hoạch, thế nhưng làm sao chúng tôi có thể tin tưởng được trong tình thế nầy”, bà Ovcharko Valentina cư ngụ tại thị trấn Avdiyivka nói.
Trong khi đó, quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tạm thời nhìn nhận các văn kiện do phe ly khai ban hành trong vùng, đã gặp các chỉ trích gay gắt.
Được biết ông Putin loan báo, sẽ công nhận các sổ thông hành và các văn kiện khác, do nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk lân cận, ban hành.
Ukrain đã chỉ trích hành động nói trên và gọi đó là việc vi phạm hòa ước, đã được ký kết 2 năm trước.
Trong khi đó, các chính phủ Pháp và Đức cũng nói rằng, điều đó đi ngược lại hòa ước Minsk.