Chiến dịch đa văn hóa mới nhắm vào những người trẻ tâm thần tại New South Wales

The productivity commission report has found mental health is costing $220 billion a year.

The productivity commission report has found mental health is costing $220 billion a year. Source: AAP

Một chiến dịch mới nhằm phá vỡ những rào cản mà những người trẻ thuộc nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác biệt thường gặp, khi đề cập đến vấn đề tâm thần. Trong một sáng kiến chung của Bộ Y Tế New South Wales và các dịch vụ cung cấp cho di dân, một loạt các video trên trang mạng xã hội đã giúp nêu bật tầm quan trọng của việc truy cập vào trang mạng và yêu cầu được giúp đỡ.


Ông Subash Poudel từ Nepal đến Sydney một thời gian ngắn, trước khi đại dịch coronavirus xảy ra.

Ông cho biết, không có gì có thể chuẩn bị cho hậu quả việc phong tỏa, lên tình trạng sức khỏe tâm thần của ông.

“Vừa đến Úc và cố gắng ổn định cuộc sống, thực sự là một thử thách đối với tôi khi phải đương đầu với rất nhiều thứ đang xảy ra cùng nhau, bao gồm cả học phí và những hỗ trợ cho tôi".

"Tôi bị mất việc làm, mất rất nhiều sự hỗ trợ mà tôi từng có khi phải đối mặt với bạn bè và đồng nghiệp ở trường đại học của mình".

"Vì vậy, trong suốt tất cả những thay đổi đó, thật khó để tôi đối phó với mọi thứ”, Subash Poudel.

Ông cho biết những định kiến về sức khỏe tâm thần, thường ngăn cản những người như ông tìm kiếm sự giúp đỡ.

"Đối với chúng tôi, sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ khiến khó chấp nhận về đại dịch, cùng những ảnh hưởng lên chúng tôi".

"Những định kiện về bệnh tâm thần và cuộc sống, do chúng tôi là các sinh viên quốc tế hay người tỵ nạn, cố tìm cách không để cho việc nầy ảnh hưởng đến visa của chúng tôi hay các hỗ trợ khác”, Subash Poudel.

Nay Bộ Y Tế New South Wales hiện cộng tác với Dịch vụ Định cư Quốc tế và các tổ chức khác nhằm đối phó với vấn đề.

Giám đốc của Dịch vụ Thông tin Y tế Tâm thần New South Wales là bà Lisa Woodland cho biết, một chiến dịch bằng video với ngôn ngữ thích hợp là một mục tiêu rõ ràng.

“Mục tiêu của chiến dịch nầy là thực sự khuyến khích những người trẻ thuộc các nguồn gốc đa văn hóa tiếp cận với gia đình của họ, với bạn bè của họ, với cộng đồng của họ và có những cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần”, Lisa Woodland.

Bà cho biết một khoảng cách trong dịch vụ sức khỏe tâm thần cho những người trẻ thuộc nguồn gốc đa văn hóa, đặc biệt là những người mới đến đã được xác định trong suốt thời gian đại dịch.

“Vì vậy, chúng tôi biết rằng có những khoảng cách trong các dịch vụ sức khỏe tâm thần và nhu cầu ngày càng tăng của mọi người, kết nối với các dịch vụ sức khỏe tâm thần".

"Vấn đề khác tôi muốn nói thêm, là những người trẻ tuổi thường là những người đang điều hướng rất hệ thống dịch vụ phức tạp thay mặt cho gia đình và các thành viên cộng đồng của họ".

"Vì vậy, bằng cách sử dụng chiến dịch này để cung cấp thông tin cho họ, chúng tôi đang trao quyền cho họ, nhưng chúng tôi cũng trao quyền cho tất cả mọi người trong mạng lưới của họ".

"Điều đó thực sự quan trọng là mọi người biết cách và khi nào cần liên hệ để được giúp đỡ”, Lisa Woodland.

Ông Subash và những người tham dự khác thuộc nguồn gốc văn hóa khác biệt, cũng nhận được các khuyến cáo bằng ngôn ngữ của họ trong các băng video, vốn hiện nay được đăng tải trên trang mạng xã hội, cũng như SBS và các dịch vụ phát thanh cộng đồng khác.

Bác sĩ Murray Wright là trưởng khoa tâm thần của New South Wales nói rằng, các tài nguyên về ngôn ngữ thích hợp rất quan trọng.

“Việc nầy bảo đảm rằng một số thông điệp mà chúng ta tìm cách chuyển đến cộng đồng rộng lớn, bao gồm những người có thể bị giới hạn do rào cản ngôn ngữ hay văn hóa".

"Các thông điệp nầy nhằm chắn chắn rằng, luôn có việc thảo luận thường xuyên về những căng thẳng mà trận đại dịch nầy ảnh hưởng lên họ”, Murray Wright.
"Hãy chú tâm và kết nối với gia đình cùng bạn bè, điều nầy sẽ giúp cho quí vị”, Subash Poudel.
Được biết các dịch vụ hỗ trợ bằng ngôn ngữ, có sẵn tại các trung tâm Head to Health ở Victoria và New South Wales.

Chương trình do liên bang tài trợ được miễn phí cho người dùng và có nghĩa là luôn có người để tiếp chuyện.

Trong thời kỳ đại dịch, dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần 24 giờ Lifeline đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn lao về nhu cầu.

Số lượng cuộc gọi hàng ngày nhận được đã tăng 40 phần trăm trong hai năm qua, từ 2.500 lên 3.500.

Trong bốn tuần tính đến ngày 19 tháng 9, tổ chức đã nhận được hơn 96 ngàn cuộc gọi.

Đó là mức tăng 14 phần trăm so với cùng thời điểm năm ngoái.

Tiến sĩ Wright nói rằng, ông rất vui khi thấy nhiều người tìm kiếm sự giúp đỡ.

“Việc đó cho tôi biết rằng mọi người đang tiếp cận và khi họ cảm thấy căng thẳng và không vui, họ liên hệ với nhau và đang trò chuyện, cũng như nhận được sự trợ giúp".

"Điều thú vị là chúng tôi không thấy nhiều thông tin đó được dịch, cho những người đang tìm kiếm các dịch vụ trực tiếp".

"Chắc chắn đã có sự gia tăng và điều nầy nói với tôi rằng, rất nhiều người đang được đáp ứng nhu cầu của họ, chỉ đơn giản bằng cách liên hệ với các dịch vụ hỗ trợ và sau đó họ đang truy cập vào những gì họ cần thông qua sự hỗ trợ đó”, Murray Wright.

Nay ông Subash trở thành một nhân viên xã hội đủ khả năng, ông hy vọng thông điệp nầy sẽ giúp có nhiều người hơn từ các cộng đồng khác biệt về văn hóa, cảm thấy dễ chịu hơn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ.

“Tham gia vào các hoạt động thể chất, cùng học những sở thích mới".

'Tôi đã bắt đầu nấu ăn, rồi bạn bè cũng như đồng nghiệp khen ngợi tài nấu nướng của tôi trong những ngày này".

"Tôi cũng học được tầm quan trọng của việc có một mối quan hệ gia đình tốt, một người bạn tốt bao bọc và hỗ trợ".

"Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia, hãy lắng nghe lời khuyên từ họ và đừng hoảng sợ về tình hình và sự hỗn loạn trên các phương tiện truyền thông".

"Hãy chú tâm và kết nối với gia đình cùng bạn bè, điều nầy sẽ giúp cho quí vị”, Subash Poudel.

Quí thính giả muốn được hỗ trợ hay tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần, có thể liên lạc Lifeline ở số 13 11 14 hay Beyond Blue ở số 1300 224 636.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share