Đây là loại vũ khí tân tiến mà phía Mỹ đã nghiên cứu hồi năm 2005 thế nhưng có vẻ Trung Quốc đã đạt được mục tiêu trước.
Một bức ảnh được đăng tải trên trang mạng Weibo của Trung Quốc cho thấy, chiến hạm thuộc loại đổ bộ xe tăng có tên là Hải Dương Sơn loại 07211 Vũ Tinh, có một khẫu đại bác loại lớn chạy trên đường ray được thiết kế ở trước mũi tàu.
So với các loại pháo binh thông thường dùng thuốc súng để bắn đạn, một cách thức đã được sử dụng từ những năm thuộc thập niên 1500, thì một đại bác sử dụng đường ray với nguồn điện cao thế để bắn ra viên đạn hay hỏa tiễn bay dọc theo đường ray với vận tốc Mach 5, tức gấp 5 lần vận tốc của âm thanh trong không khí.
Được biết Mỹ đã nghiên cứu khả năng của loại súng này từ hồi 2005, thế nhưng Trung Quốc dường như đã vượt lên trước với nguồn tin không được xác định là họ đã có loại vũ khí nầy từ năm 2011.
Từ đó, truyền thông Trung Quốc đã có các tin tức nói về việc phát triển kỹ thuật nầy, với tờ Hoàn Cầu Thời báo hồi tháng 3 năm rồi loan tin, nhà nghiên cứu Dương Tiểu tại Đại học Công Binh của Quân đội Nhân Dân Trung Quốc loan báo toán nghiên cứu của bà chịu trách nhiệm về ‘hệ thống hỏa lực mạnh nhất trên thế giới’.
Việc nầy diễn ra khi Trung quốc kỷ niệm 70 năm thành lập binh chủng Hải quân vào năm 2019, dường như đi trước tiên đoán của tình báo Mỹ là Trung Quốc chỉ có thể hoàn tất vũ khí nầy vào năm 2025.
Tiến sĩ Malcolm Davis, phân tích gia cao cấp tại Viện Chính sách Chiến Lược Úc châu cho đài ABC biết rằng, kỹ thuật nói trên sẽ đẩy con người vào một ‘không gian chiến tranh’.
“Việc nầy cho thấy một bên tham chiến có thể tấn công đối phương ở khoảng cách hàng trăm kí lô mét".
"Điều nầy thay đổi một cách căn bản về tính chất của cuộc chiến, khi quí vị có kẻ địch có thể mở ra cuộc tấn công chính xác từ xa mà lại tốn kém rất ít”, Malcolm Davis.
So sánh với loại pháo hạm Hải quân thông thường, loại bắn trên đường ray điện từ không sử dụng chất nổ trong đầu đạn, giúp cho chiến hạm an toàn hơn cho những người trên tàu và pháo hạm Hải quân rẻ tiền hơn cho giới quân sự.
“Nếu quí vị nhớ lại các cuộc hải chiến hồi Thế chiến thứ hai, giữa khu trục hạm Đức Bismarck và chiến hạm Hood, và chiến hạm nầy chìm trong vòng vài phút vì khu trục hạm Đức tấn công với nhiều loạt đạn đại bác”,
Việc phát triển kỹ thuật nói trên đã chậm lại, do nhu cầu cần có dòng đện cao thế cho loại đại bác khoảng 1 triệu ampe và những ứng dụng khi vẽ kiểu về nòng súng.
Các cuộc thử nghiệm của Mỹ về loại súng nẩy cho thấy, nòng súng bị tan chảy khi bắn và những nghiên cứu hiện tại đã biến chuyển trong việc làm nguội đi đường ray để duy trì năng lượng cao mỗi lần bắn.
Trong những năm sau 2011, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thử nghiệm loại vũ khí với tầm bắn xa hơn.
Phúc trình tình báo của Mỹ tìm thấy, vũ khí của Trung Quốc có thể bắn một mục tiêu cách xa 200km, với đầu đạn bay với vận tốc 2,5km mỗi giây, tức lớn hơn Mach 7.
"Vì vậy trong thập niên 2020 cho thấy, một hiễm họa thực sự về sự đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt khi ông Tập Cận Bình tuyên bố là sẽ không dung nhượng cho Đài Loan độc lập và họ cũng không để yên tại vùng biển Đông, vốn là điều trái ngược về căn bản với ý muốn của Mỹ”, Malcolm Davis.
Tuyên bố trên trang mạng Chiến thuật và Mục tiêu, phát ngôn nhân của Văn phòng Khả năng Chiến thuật gọi tắt là SCO – Strategic Capabilities Office là ông Chris Sherwood cho rằng loại vũ khí nói trên không phải mục tiêu cao trong kế hoạch của quân đội Mỹ.
“Văn phòng Nghiên cứu về Khả năng Chiến thuật Hoa Kỳ, đã chuyển các mục tiêu sang loại đại bác sử dụng thuốc súng, nhưng với kỹ thuật ‘bắn với vận tốc nhanh’ gọi tắt là HVP trang bị cho các chiến hạm. Ưu tiên của chúng tôi tiếp tục kỹ thuật HVP, vốn được phản ảnh trong ngân sách của chương trình nầy”.
Tiến sĩ Malcolm Davis tại Úc nhận xét.
"Người Mỹ chắc chắn đã đi chậm hơn, họ nhận ra đã đi sau Nga và Trung Quốc và hiện tăng tốc để theo kịp".
"Những gì xảy ra trong quá khứ là Hoa Kỳ đã có nhiều năm nghiên cứu và phát triển, thế nhưng do những cắt giảm trong ngân sách và mất cả thập niên các cuộc nghiên cứu trên biển đã không phát triển chi cả," Malcolm Davis.
Trung Quốc không xa lạ gì với các thử nghiệm về kỹ thuật điện từ, khi thực hiện một trong những xa lộ đầu tiên trên thế giới với các thiết bị sử dụng năng lượng do ánh sáng mặt trời, để có thể sạc các loại xe hơi chạy điện khi di chuyển.
Việc nầy cho thấy Trung Quốc chuyển từ một quốc gia sản xuất vật dụng hàng ngày sang việc sản xuất tân tiến với ngân sách khoảng 300 tỷ đô la đầu tư trong kế hoạch ‘Made in China 2025’.
Những gì diễn ra với một siêu cường là khả năng thực hiện quyền lực mạnh mẽ trên địa cầu, mà Trung Quốc không hề né tránh.
Cũng giáo sư Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách Chiến Lược Úc châu cho biết.
“Mức độ phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, có thể dễ dàng qua mặt Hải quân Mỹ tại Á châu Thái bình dương và không thể so sánh được, vào năm 2030".
"Vì vậy trong thập niên 2020 cho thấy, một hiễm họa thực sự về sự đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt khi ông Tập Cận Bình tuyên bố là sẽ không dung nhượng cho Đài Loan độc lập và họ cũng không để yên tại vùng biển Đông, vốn là điều trái ngược về căn bản với ý muốn của Mỹ," Malcolm Davis.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại