Chính phủ đề ra sự hòa hợp chưa từng có về chuyện di dân

Prime Minister Scott Morrison, left, and state and territory leaders

Prime Minister Scott Morrison, left, and state and territory leaders Source: AAP

Cuộc họp mới nhất của hội nghị giữa chính phủ liên bang và các chính phủ tiểu bang và lãnh thổ đã chú trọng về mức độ di dân đến nước Úc.


Trong khi chính phủ liên bang đề ra mức độ di trú trên cả nước, thì nhu cầu và đòi hỏi về di dân của mỗi tiểu bang và lãnh thổ về chuyện nầy đã được bàn đến.

Cuộc họp của Hội đồng các Chính phủ Úc gọi tắt là COAG thường xảy ra nhiều chuyện căng thẳng.

Thủ tướng Scott Morrison tìm cách khởi sự buổi họp mới nhất qua việc loan báo tăng thêm 1,25 tỷ đô la cho ngành y tế, trước các nhà lãnh đạo tiểu bang và lãnh thổ khi họ tụ tập cho cuộc họp hôm qua tại Adelaide.

Vào lúc đó, Thủ hiến Tây Úc Mark McGowan không được vui khi nghe loan báo trên twitter những tin tức chứ không phải từ Thủ tướng.

Thế nhưng vấn đề chính yếu để thảo luận giữa các nhà lãnh đạo lần nầy luôn luôn là mức độ di dân đến Úc.

Trước đó ông Morrison đã nêu ý kiến về việc giảm bớt mức độ di dân.

Thế nhưng bất cứ chủ đề chính nào để thảo luận với các nhà lãnh đạo của cả nước lần nầy, luôn luôn bị một sự chống đối từ vị cố vấn của chính Thủ tướng là giáo sư về dân số học tại đại học Quốc Gia Úc châu, ông Peter McDonald cho cuộc họp biết rằng, mức độ di dân nên được giữ nguyên.

Giáo sư McDonald nói rằng thay vì cắt giảm, thì nên gia tăng việc xây dựng các hạ tầng cơ sở.

Ông Morrison cho rằng ông chưa tự mình có câu trả lời, thế nhưng trong một bài diễn văn mới đây tại Sydney, ông đã đưa ra một chỉ dấu tốt đẹp.

"Tôi chờ xem các công việc được thực hiện và số lượng chúng ta nhận được từ các tiểu bang".

"Thế nhưng trong bài diễn văn tôi đã đọc tại Sydney có tên là Bài Diễn văn Bradfield, tôi nghĩ tôi đã có một hợi ý khá tốt là khi mọi chuyện đang diễn tiến, vốn thấp hơn mức tối đa, có thể nằm trong giới hạn tốt đẹp mà chúng ta kết thúc”, Scott Morrison.

Hiện thời nước Úc nhận vào khoảng 160 ngàn di dân mỗi năm.

Thủ tướng cho biết, con số đó nằm dưới mức giới hạn hiện thời là 190 ngàn người.

Tại cuộc họp COAG, các nhà lãnh đạo đồng ý hành động để tiến đến việc thiết lập một tổ chức toàn quốc, trong việc quản lý mức phát triển dân số Úc.

Vấn đề di dân nằm trong chương trình nghị sự, phần lớn là do nỗ lực của Thủ hiến New South Wales, bà Gladys Berejiklian.

Bà cho rằng, vấn đề tùy thuộc vào các dịch vụ được tài trợ, phần lớn do chính phủ tiểu bang, chẳng hạn như đường xá, trường học và các phương tiện giao thông công cộng, mà bà cho biết tiểu bang của bà nhận lãnh một tỷ lệ không công bằng và lớn nhất, về gánh nặng di dân.
"Có thêm người dĩ nhiên là có nhiều công việc, và việc nầy sẽ mang lại một viễn tượng cho đất nước, sẽ có một nền kinh tế đa dạng, bền vững, mạnh mẽ và tốt hơn, cũng như điều nầy tốt đẹp cho tất cả chúng ta”, Michael Gunner.
Vấn đề nầy tạo nên áp lực lớn lao lên các hạ tầng cơ sở của tiểu bang, bà hoan nghênh các tiểu bang và lãnh thổ có nhiều tiếng nói hơn về mức độ di dân và nơi nào di dân được phép định cư.

Bà kể ra tình trạng không thích hợp, giữa các mức độ di dân do chính phủ liên bang đề ra và những gì xảy ra khi di dân thực sự đến Úc.

“Tôi nghĩ điều quan trọng cho tất cả chúng ta, là có tiếng nói nhiều hơn về những vấn đề nầy, bởi vì cuối cùng đó là lúc các tiểu bang nhận được số lượng di dân, đúng với nhu cầu của chúng ta và các kế hoạch thích hợp có thể diễn ra”.

Còn Thủ hiến tiểu bang Victoria Daniel Andrews, là người đứng đầu chính phủ nổi tiếng nhất trong đảng Lao động trên toàn quốc, thường xuất hiện mới đây như là người chỉ trích mạnh mẽ nhất về kế hoạch của chính phủ Liên đảng.

Thế nhưng ông không chỉ trích đường hướng được chấp nhận trong cuộc họp COAG.

Ông cho biết, những gì đạt được sự đồng ý tại cuộc họp là có tính cách lịch sử.

“Hôm nay tôi nghĩ là chúng ta đã đồng ý về sự kết nối rõ ràng nhất, giữa một chính sách dân số và một cuộc đối thoại thích hợp, cũng như các thỏa thuận về hạ tầng cơ sở mà chúng ta cần đến".

"Chúng ta cũng đồng ý hôm nay bằng những từ ngữ rõ ràng nhất, giữa các tiểu bang, lãnh thổ và chính phủ liên bang”, Daniel Andrews.

Tuy nhiên ông Andrews trước đó đã đề nghị rằng, các khó khăn về hạ tầng cơ sở của các tiểu bang và lãnh thổ, khi đối phó với vấn đề di dân lớn lao đến các thành phố lớn, là do những sự cắt giảm trong việc tài trợ của liên bang, đối với các tiểu bang và lãnh thổ.

Còn các tiểu bang và lãnh thổ nhỏ hơn cho rằng, vượt xa chuyện là một gánh nặng trên cơ sở hạ tầng, theo họ thì có nhiều di dân sẽ giúp đỡ lấp đầy các công việc bị bỏ trống và bành trướng nền kinh tế địa phương.

Với Thủ hiến Nam Úc Steven Marshall cho rằng, trong khi các tiểu bang và lãnh thổ có nhu cầu riêng biệt, thì tiểu bang ông lại cần có thêm di dân.

Còn người đứng đầu lãnh thổ Bắc Úc là Michael Gunner cho rằng, nhiều nghề nghiệp không thể điền vào một cách thích hợp tại lãnh thổ Bắc Úc, do có quá ít người đến sống tại đây.

“Chúng ta cần có thêm người đến Bắc Úc và nhận nơi nầy làm quê hương".

"Tuyên bố như là một nhà vô địch của vùng phía bắc, như phần phía bắc của Tây Úc, lãnh thổ Bắc Úc và phần phía bắc của Queensland, chúng tôi sản xuất đến phân nửa số lượng xuất cảng của cả nước, trong khi chỉ có 5 phần trăm dân số".

"Có thêm người dĩ nhiên là có nhiều công việc, và việc nầy sẽ mang lại một viễn tượng cho đất nước, sẽ có một nền kinh tế đa dạng, bền vững, mạnh mẽ và tốt hơn, cũng như điều nầy tốt đẹp cho tất cả chúng ta”, Michael Gunner.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share