Cô nầy vốn là cựu phân tích gia tình báo của quân đội Mỹ, hiện thọ án 35 năm tù vì tội tiết lộ các tài liệu mật cho trang mạng Wikileaks.
Tuy nhiên hành động của Tổng thống Obama, cũng gặp nhiều chỉ trích.
Việc tiết lộ tài liệu mật trong vụ nầy được xem là một trường hợp trầm trọng nhất trong lịch sử của nước Mỹ.
Vào năm 2010, Chelsea Manning lúc đó là binh nhì Bradley Manning, đã tiết lộ hơn 700 ngàn tài liệu mật gồm băng video, các điện văn ngoại giao và các phúc trình trên chiến trường cho trang mạng Wikileaks, trong đó cũng ghi rõ các chi tiết về việc đánh đập các phạm nhân và tình trạng gia tăng số thương vong của thường dân trong thời gian xảy ra cuộc chiến Iraq.
Các tài liệu nói trên đã được nhóm chống lại tài liệu mật và Manning bị kết án với bản án tù lâu nhất trong lịch sử Hoa kỳ, về tội tiết lộ tài liệu mật.
Thế nhưng với hành động ân xá của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama, có nghĩa là cô Manning sẽ được trả tự do sớm mất 28 năm.
Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc châu, ông Peter Jenning lên án hành động nói trên.
"Tôi thành thật nghĩ rằng, đây là một quyết định gây nhiều sửng sốt về phần Tổng thống Obama, do những gì chúng tôi đề cập đến trường hợp của Chelsea Manning, vốn là một vụ tiết lộ tin tức tình báo lớn nhất chưa hề có của Mỹ".
"Tôi nghĩ đây là một quyết định để lấy lòng, đối với một vấn đề thực sự đã gây nhiều tổn hại cho Ủy ban Tình báo, trong hoạt động của họ", ông Peter Jenning nói.
Trong thời gian thọ án, cô Manning đã trải qua phẫu thuật để trở thành một phụ nữ.
"Còn ông Snowden tìm cách chạy vào trong tay cuả đối thủ chúng ta và tỵ nạn tại một quốc gia, mà gần đây nhất đã tìm cách phá hoại niềm tin vào nền dân chủ của chúng ta", tùy viên phụ trách báo chí Tòa Bạch Ốc ông Josh Earnest nói.
Giảng viên về môn Lịch sử Mỹ tại Đại học Quốc gia Úc châu, bà Emma Short nói rằng tình trạng của cô Manning vừa tâm thần lại dễ xúc động trong tù, có thể đã là động lực khiến Tổng thống Obama có quyết định ân xá cho cô.
"Tôi nghĩ đã có ít nhiều quan ngại về việc đối xử với cô Chelsea Manning, cô ta bị nhốt cách ly trong một thời gian dài và đã tìm cách tự tử hai lần, vì vậy tôi nghĩ đó là một phần lý do cho hành động của ông Obama".
"Thế nhưng đó cũng là bản án 35 năm, vốn là bản án lâu dài nhất đối với loại tội trạng cô đã phạm, thực sự là chuyện chưa hề xảy ra trước đây, vì vậy tôi nghĩ hầu như đa số đều nghĩ rằng, cô ta đã bị trừng phạt đủ rồi", giáo sư Emma Short tại đại học Quốc gia Úc nói.
Wikileaks trước đó cho rằng, người sáng lập là ông Julian Assange đồng ý bị dẫn độ sang Mỹ, nếu ông Obama khoan hồng cho cô Manning.
Được biết Thụy điển đang tìm các dẫn độ ông nầy để ra tòa, về cáo buộc về tội trạng tình dục.
Việc trả tự do cho cô Manning cũng gây nhiều hy vọng đối với các ủng hộ viên của người lên tiếng tố cáo là ông Edward Snowden.
Ông nầy hiện ở Nga từ năm 2013, nhắm tránh bị xét xử tại Mỹ sau khi có hành động gián điệp và đánh cắp hàng trăm ngàn tài liệu an ninh quốc gia.
Thư ký về báo chí của Tòa Bạch Ốc là ông Josh Earnest cho biết, ông Snowden không nhận trách nhiệm về hành động của ông, cũng giống như trường hợp của cô Manning.
"Chelsea Manning là người đã trải qua các thủ tục xét xử trước toà án quân sự, cô đã xét có tội và bị án theo tội ác của cô và cô ta cũng hiểu rõ về những sai lầm đã làm".
"Còn ông Snowden tìm cách chạy vào trong tay cuả đối thủ chúng ta và tỵ nạn tại một quốc gia, mà gần đây nhất đã tìm cách phá hoại niềm tin vào nền dân chủ của chúng ta", ông Josh Earnest nói.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch hoan nghênh việc can thiệp của Tổng thống Obama, thế nhưng cũng kêu gọi nên khoa hồng cho ông Snowden.
Thế nhưng Chủ tịch Hạ Viện Mỹ là ông Paul Ryan chỉ trích hành động nói trên và gọi đó là một việc sỉ nhục.
Chelsea Manning sẽ được trả tự do vào ngày 17 tháng 5 sắp tới.
Được biết ông Obama đã chấp thuận ân xá cho 64 trường hợp và giảm án cho 209 vụ, phần lớn là các can phạm về tội có liên quan đến ma túy.