Sau 11 ngày không kích và bắn hoả tiển, cuộc xung đột mới nhất giữa Israel và Hamas bất ngờ ngưng lại, sau khi cả hai phía đạt được một cuộc ngưng bắn.
Thế nhưng các nhân viên thiện nguyện nhân đạo nói rằng, việc sửa chữa những thiệt hại rộng lớn sẽ không thể nhanh chóng được.
Bà Laila Barhoum có trụ sở tại Gaza cho biết, bà cảm thấy các nỗ lực tái thiết có thể là vô ích.
“Tôi nghĩ mọi người hiện quá mệt mõi hơn trước đây, hơn những vụ leo thang khác, bởi vì nay họ chắc chắn là ngay cả việc tái thiết thì các cơ sở sẽ còn đó hay không".
"Bởi vì hầu hết mọi người đều cho rằng chúng ta hiện tái thiết, trong lúc hiểu rằng rồi sẽ bị phá hủy lần nữa, có thể trong một tuần lễ, một năm hay 6 năm như hồi năm 2014”, Laila Barhoum.
Trong thời gian không kích, có hơn 77 ngàn người Palestine tại Gaza bị mất hết nhà cửa.
Nhiều người sau đó có thể trở về nhà, thế nhưng đối với một số khác chẳng còn nhà để quay trở lại.
Bộ Lao Động và Gia Cư tại Gaza cho biết, có 16,8 ngàn căn chung cư bị hư hại trong cuộc giao tranh, trong đó có khoảng 1 ngàn ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, còn 1800 căn khác hiện không thể cư ngụ được.
Họ ước lượng phí tổn tái thiết nhà cửa tốn đến 193 triệu đô la, trong số 257 triệu cần để xây dựng thêm 2 ngàn ngôi nhà bị phá hủy trong cuộc chiến.
Ngoài ra hơn phân nửa hệ thống dẫn nước tại lãnh thổ bị hư hại hay phá hủy do các vụ ném bom, còn chuyện mất điện nay kéo dài đến 16 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên theo bà Barhoum, ngay cả trước khi có cuộc xung đột, có 80 phần trăm của hai triệu cư dân Gaza, vẫn lệ thuộc vào khoản viện trợ nhân đạo.
“Ngay cả những người đến tìm đến nhờ sự trợ giúp của chúng tôi, họ không bao giờ nói về chuyện giúp đỡ thực phẩm hay tiền bạc, mà chỉ đề cập đến việc làm và muốn được sống trong nhân phẩm".
"Đó là lý do vì sao chúng tôi luôn ra vào Gaza, để chắc chắn rằng có sự hồi phục kinh tế và nhân đạo cho vùng đất nầy”, Laila Barhoum.
Trong khi đó, có hơn 1900 người dân Palestine tại Gaza bị thương trong các cuộc không kích và các nhân viên cứu trợ cho biết, nhiều người vẫn còn phải được chăm sóc.
Được biết Gaza đã bị Israel áp đặt lệnh phong tỏa kể từ năm 2007, theo đó việc chuyển vận lương thực và người di chuyển bị hạn chế gắt gao.
Chuyên viên về tâm lý thuộc Hiệp hội Bác sĩ Không Biên giới là ông Juan Paris cho biết, việc tiếp cận thuốc men luôn là một thử thách.
“Họ cần các tiếp liệu cần thiết hàng ngày hay hàng tuần cho những nhu cầu căn bản nhất, trong đó bao gồm thuốc men".
'May mắn là vụ giao tranh kéo dài trong 11 ngày, tôi không muốn nói rằng chỉ trong 11 ngày, vì như vậy cũng là quá dài".
"Thế nhưng cuộc chiến không kéo dài lâu hơn, vì vậy các dự trữ có thể được tiếp tế để bù đắp, tuy nhiên việc dự trữ là một vấn đề khó khăn hiện tại và dai dẳng”, Juan Paris.
Được biết Liên Hiệp Quốc đã giải ngân 29 triệu đô la viện trợ cho Gaza, cũng như đưa ra lời kêu gọi có thêm 122 triệu đô la khác cho 3 tháng tới.
Qatar và Ai Cập đều hứa hẹn 643 triệu đô la để giúp tái thiết Gaza, còn Mỹ hứa hẹn 145 triệu đô la viện trợ cho người dân Palestine.
Trong khi đó, tổ chức từ thiện Úc có tên là Olive Kids, đã quyên góp được khoảng 100 ngàn đô la, qua lời kêu gọi khẩn cấp theo sau vụ giao tranh.
Trong khi không thể gởi tiếp liệu trực tiếp đến Gaza, một thành viên của tổ chức là ông Amin Abbas cho biết, họ có các nhân viên cứu trợ tại chỗ, giúp đỡ cho các nỗ lực của họ.
“Thành thật mà nói với quí vị, đó là chuyện quá sức. Bất kể quí vị nhìn ở vào đâu đặc biệt là ở Gaza, thực sự là luôn có nhu cầu".
"Chúng tôi bị tràn ngập với các yêu cầu hỗ trợ và giúp đỡ".
"Trọng tâm của chúng tôi là cung cấp các tiếp liệu y tế cho một trong những bệnh viện ở Gaza, các trung tâm y tế, cung cấp một số nhiên liệu khẩn cấp cho các máy phát điện do điện bị cắt, ngoài việc cung cấp thực phẩm và y tế”, Amin Abbas.
"Chúng tôi luôn luôn đứng vững tại đây vì các em, để mang lại cho chúng những giúp đỡ cần thiết”, Maysa Saleh
Toán của ông hiện tìm cách gấp rút việc bảo trợ cho khoảng 180 trẻ em mồ côi Palestine, đã mất hết cha mẹ trong cuộc xung đột.
“Chúng tôi không chỉ nói về các cơ sở bị phá hủy, mà còn là những khổ đau của con người, những hậu quả tâm lý đối với trẻ em".
'Chúng tôi đề cập đến những rối loạn hậu chấn thương ở nhiều trẻ em, khi chứng kiến những giây phút như vậy".
"Vì thế, đó không chỉ là việc cung cấp lương thực và thuốc men, mà còn là tìm cách giúp đỡ trước những khổ đau của con người”, Amin Abbas.
Còn ông Juan Paris thuộc tổ chức Bác sĩ Không Biên giới, cũng tổng kết phúc trình về dịch vụ hỗ trợ tâm thần, sau cuộc leo thang chiến tranh mới đây.
“Những gì chúng ta chứng kiến sau khi họ bị thương và sau khi qua cuộc giải phẫu cùng những tiến trình tại bệnh viện, đằng sau đó là những đau thương rất nhiều về tâm lý và cảm xúc".
"Rồi sau đó, những chuyện nầy không chỉ là ảnh hưởng của việc bị bắn hay trải qua các vụ chấn thương, nó là chuyện tại nhà".
"Chúng tôi có một gia đình hết sức đông đảo sống chen chúc trong nhà, với lương thực và nước uống không chắc chắn, điện đóm thì chập chờn".
"Chúng tôi có thể thực hiện các ca giải phẫu hết sức kỳ diệu, thế nhưng nếu một người không đủ sức để hồi phục, thì họ không thể bình phục tốt đẹp cho được”, Juan Paris.
Trong khi đó, những thiệt hại về mặt tâm lý đối với trẻ em là mối quan tâm đặc biệt.
Điển hình là một đứa trẻ 14 tuổi ở Gaza hiện sống qua 4 cuộc leo thang chiến tranh, giữa Hamas và Israel.
Còn Hội đồng Tỵ nạn Na Uy hiện giúp đỡ và cố vấn về chấn thương cho trẻ em tại Gaza.
Maysa Saleh là một nhân viên giáo dục của Hội đồng nói trên.
“Họ đối diện với những ác mộng khủng khiếp, những thành công ít oi, cách đối xử kém giáo dục, rồi lo lắng, rồi giận dữ là hậu quả của tình trạng nầy".
"Chúng tôi giúp họ làm thế nào để thay đổi hiện trạng, làm sao để giúp họ, làm thế nào để có thể che chở cho họ".
'Mọi thứ giúp cho các học sinh và những người khác, các trẻ em để kiểm soát cảm xúc, loại bỏ các ý nghĩ tiêu cực và kiểm soát tính xấu trong cuộc sống”, Maysa Saleh.
Được biết toán của bà Saleh hết sức kinh ngạc, khi được biết tin có 11em trong số các học sinh đang chữa trị, đã thiệt mạng trong các cuộc không kích gần đây.
Tất cả đều dưới 15 tuổi.
“Chúng tôi hiện giúp họ loại bỏ những ác mộng khủng khiếp, vốn là hậu quả từ những sự kiện bạo động trong quá khứ và họ hiện có nhiều tiến triển trên đường hồi phục".
"Họ được chữa trị và được hàn gắn, thật buồn khi nghe một số người trong họ đã mất đi cuộc sống".
"Thật khó khăn cho chúng tôi, với tư cách là một nhân viên thiện nguyện nhân đạo phải chứng kiến chuyện nầy, thế nhưng chúng tôi không hề đánh mất hy vọng".
"Chúng tôi luôn luôn đứng vững tại đây vì các em, để mang lại cho chúng những giúp đỡ cần thiết”, Maysa Saleh.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại