COVID đã khiến nỗi đau buồn vì mất mát trở nên phức tạp hơn

Grieving is made even more difficult during the COVID-19 pandemic

Grieving is made even more difficult during the COVID-19 pandemic Source: Getty Images

Người dân đang hân hoan trước tỷ lệ chích ngừa ngày càng cao của Úc, các hạn chế dần dần được dỡ bỏ và người Úc trở lại tận hưởng những điều mà họ đã bị bỏ lỡ khi bị các hạn chế về coronavirus. Tuy nhiên mặc dù nhiều người đang cảm thấy vui vẻ và ăn mừng thoát khỏi phong toả, thì cuộc sống vẫn còn phức tạp nhiều đối với những ai đang để tang thân nhân qua đời vì coronavirus.


Gần 86% người Úc trên 16 tuổi hiện nay đã được chích ngừa đầy đủ để chống lại COVID-19, cùng với đó là các hạn chế đang dần được dỡ bỏ.

Khi lệnh giới nghiêm và sự phong toả kết thúc, rất nhiều người có tâm trạng ăn mừng cho thành tích này.

Nhưng cuộc sống vẫn còn rất phức tạp đối với những người ai đang đau buồn để tang cho thân nhân qua đời vì COVID-19.

Cho đến nay, có gần 1.950 người đã chết tại Úc vì coronavirus, kể từ khi đại dịch bùng phát.

Một phụ nữ người Melbourne là bà Donna, mẹ của cô Calista Stuttard qua đời vì coronavirus trong một viện dưỡng lão ở tận Canada vào tháng 11 năm ngoái.

Úc lúc đó đang áp dụng lệnh cấm đi lại, cũng như đóng cửa hoàn toàn biên giới quốc tế, trừ những trường hợp ngoại lệ. Và cô Stuttard buộc phải theo dõi đám tang của mẹ mình qua mạng.

Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của tôi đó là tôi rất sợ mẹ tôi qua đời khi hai mẹ con đang ở cách xa đại dương, nhưng một nỗi sợ hãi khác đã ảnh hưởng trực tiếp đến tôi là tôi thậm chí còn không thể lên máy bay để đến đó dự đám tang mẹ. Vì vậy, bạn biết đấy, tôi đã ngồi với người bạn đời của mình và xem một đoạn phim video qua Zoom về đám tang của mẹ tôi, và đó thật sự là một cơn ác mộng.

Tâm lý gia Tiến sĩ Glen Hosking nói đại dịch đã khiến những ai thương khóc người thân cảm thấy đau khổ nhiều hơn vì các hạn chế số lượng tham dự đám tang cũng như các hạn chế đi lại.

Ông nói điều quan trọng chính là họ phải nhận ra mức độ phức tạp khi cố gắng tìm cách điều chỉnh tình huống và vượt qua nỗi đau buồn trong những hoàn cảnh này.

Một ​​điều quan trọng đối với bất kỳ ai ở vị trí này là phải hiểu rõ những thái độ khác biệt và phức tạp là thật sự bình thường trong hoàn cảnh đại dịch. Sự đau đớn trong những tình huống và hoàn cảnh này không giống như bất kỳ lúc nào. Than khóc cho người thân qua đời đã đủ đau khổ rồi, nhưng bên trong đó còn bao điều phức tạp, mà quan trọng là một cá nhân phải chấp nhận sự thật đó sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn, họ sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể vượt qua và đi tiếp với nỗi buồn của mình.

Cô Calista Stuttard nói cô nhận được sự ủng hộ liên tục và an ủi trực tiếp tại dịch vụ Chia buồn và Mất tích Úc.

Chứng thực rằng chuyện này đã xảy ra, bạn không phải bị mất trí. Xác nhận chuyện đó là có thật, bạn biết đấy, mọi người đều trải qua một quá trình, và sau đó quá trình này đã dạy tôi rằng bạn không phải là người duy nhất mất đi một ai đó, vì vậy tôi cũng phải thật sự hiểu biết và chia sẻ nỗi mất mát.

Mới đây, Trưởng ban y tế New South Wales tiết lộ các giới chức y tế Sydney đã khuyến nghị Sydney phải phong toả nghiêm ngặt, trong một email bà gởi đi vào ngày 13 tháng 7.

Khuyến nghị của Tiến sĩ Kerry Chant dựa trên mô hình dịch bệnh từ Học Viện Burnet, vốn kết luận rằng việc phong toả giai đoạn 4 theo phong cách của Victoria, sẽ mang lại cho tiểu bang NSW cơ hội tốt nhất nhằm ngăn chặn đợt bùng phát bắt đầu từ giữa tháng Sáu.

Vì vậy một số biện pháp phong toả nghiêm ngặt đã được đưa ra một tuần sau đó, nhưng chính phủ New South Wales đã không thực hiện những biện pháp khác cho đến rất lâu sau.

Phe đối lập New South Wales nói rằng các email cho thấy chính phủ đã không tuân theo lời khuyên về y tế.

Người kế nhiệm của bà Gladys Berejiklian, thủ hiến Dominic Perrottet nói chính phủ không phải lúc nào cũng “làm đúng mọi thứ” nhưng ông nói rằng chính phủ đã có sự cân bằng.

Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Glen Hosking nói những tiết lộ trong email, đặt ra câu hỏi về việc liệu những hành động được thực hiện thì có thể giảm bớt thiệt hại về nhân mạng hay không.

Hơn 1.000 người đã qua đời tại Úc vì coronavirus, kể từ khi Sydney bùng phát dịch bệnh Delta.

Một chuyên gia dịch tễ học nói chính phủ New South Wales đã không chịu trách nhiệm về những gì mà ông cho là vi phạm kế hoạch ngăn chặn COVID-19.

Sự bùng phát bắt đầu từ một tài xế xe limousine không được chích ngừa đến từ Bondi, ông ta đã không đeo khẩu trang, và bị nhiễm bệnh sau khi vận chuyển phi hành đoàn từ Hoa Kỳ đang mang virus trong người.

Nhà dịch tễ học Michael Toole, từ Học Viện Burnet, nói hầu như tất cả các trường hợp được ghi nhận tại Úc kể từ giữa tháng 6 đều có thể được truy ngược về mặt gen với trường hợp đầu tiên ở Bondi bị nhiễm tại phi trường Sydney.

Ông nói rằng từ sự lây nhiễm này đã dẫn đến ít nhất 165.000 ca nhiễm khác ở New South Wales, lãnh thổ thủ đô và Victoria kể từ giữa tháng Sáu.

Tôi không thấy bất kỳ một cuộc điều tra nào như chúng tôi đã làm ở Victoria năm ngoái. Tôi thậm chí không thấy ai đặt vấn đề truy vấn về sự vi phạm kế hoạch phòng chống COVID cẩu thả này ở Phi trường Sydney đã dẫn đến hơn 1.000 người chết.

Hồi năm ngoái có hơn 800 người đã chết ở Victoria khi virus lọt ra ngoài từ các khách sạn cách ly.

Hầu hết trong số đó, tức 655 trường hợp tử vong là những người cao niên không được chích ngừa tại các viện dưỡng lão.

50 người qua đời tại viện dưỡng lão St Basil ở Fawkner, ngoại ô phía bắc Melbourne, ít nhất 45 người trong số họ bị nhiễm COVID, và gần 100 nhân viên cũng bị nhiễm bệnh.

Đây là đợt bùng phát dịch bệnh tại viện dưỡng lão gây chết chóc nhất ở Úc và là chủ đề của một cuộc điều tra và xác minh.

Christine Golding là một trong số những người có thân nhân qua đời tại St Basil đã yêu cầu trách nhiệm giải trình sau khi người mẹ 84 tuổi của cô Efraxia Tsalanidis qua đời vào tháng 8 năm ngoái.

Tôi muốn một câu chuyện đúng sự thật phải được kể lại tại St Basil's, những gì đã xảy ra với những người thân yêu của chúng tôi, những nỗi đau khổ, sự bỏ rơi mà họ đã gánh chịu, tôi muốn sự thật được nói ra, tôi muốn công lý cho mẹ tôi và cho những người dân, đối với tôi, công lý phải là hình thức quy trách nhiệm cho những cơ quan đã không bảo vệ người dân một cách thành công.

Giáo sư Michael Toole nói rằng ông ngạc nhiên khi chính phủ New South Wales không yêu cầu trách nhiệm giải trình.

Chúng tôi vẫn đang điều tra về cái chết của 50 người cao niên trong một viện dưỡng lão vào năm ngoái, viện St Basils, nhưng chúng tôi không nhận thấy rằng có hơn 1.000 người đã chết kể từ giữa tháng 6 do một sai lầm mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được dịch bệnh. Tôi thật sự không hiểu. Tôi đoán hiện nay chúng ta chỉ tập trung vào những điều tích cực, tăng cường tiêm chủng và dỡ bỏ các hạn chế, đến nỗi chúng ta chọn bỏ quên và không thừa nhận về sự đau buồn phải trải qua ở rất nhiều gia đình, và rất nhiều cái chết, trong số này đa phần ở độ tuổi 40, 50 và 60.

Nếu câu chuyện đang nghe khiến bạn trở nên lo âu, xin liên lạc với các dịch vụ trợ giúp bao gồm Trung tâm Đau buồn và Mất tích của Úc tại grief.org.au hoặc gọi điện thoại đến Lifeline tại số 13 11 14.

Share