Chẳng có gì còn lại đối với một số người, sau khi có lệnh trục xuất.
Có khoảng 50 người đàn ông phần lớn là lao động nhập cư, hiện đang ở chung lều vì nơi trú ẩn mà họ từng sống, đã bị phá hủy.
Ông Rishikesh chỉ kiếm được 2 đô la một ngày, khi làm công nhân bình thường cho một công ty cung cấp thực phẩm.
Ông nói rằng người dân đã kiến nghị lên tòa án tối cao của Ấn Độ, để ngăn chặn việc phá hủy, nhưng việc nầy vẫn tiếp tục.
“Ngay cả trước khi phiên tòa khai mạc, họ đã phá hủy mọi thứ và sau đó chúng tôi trở thành vô gia cư".
"Do mục đích trước mắt, họ đã xây dựng những nơi này và chuyển chúng tôi đến đây”, Rishikesh.
Được biết ngôi nhà cũ của họ đã bị phá hủy, sau khi chính quyền địa phương cho biết địa điểm ở phía đông nam Delhi, sẽ được sử dụng để tổ chức sự kiện G20 và trại tạm cư dành cho họ là một trung tâm hoạt động tội phạm.
Những người đàn ông này nói rằng, họ không có hoạt động tội phạm nào và chẳng có lựa chọn nào khác, ngoài việc chuyển đến căn lều này.
“Về căn bản, họ đến đây vì mục đích việc làm và đến nơi trú ẩn để nghỉ ngơi và đại loại như thế, cũng như công việc của họ luôn là tạm thời”, Rishikesh.
Vì vậy hãy tổ chức các sự kiện quốc tế, nhưng hãy để các sự kiện quốc tế làm điều tốt cho những người vô gia cư, thế nhưng không làm cho sự tồn tại của họ tồi tệ hơn. Không chế giễu sự tồn tại của họ, hay không bêu xấu sự tồn tại của họ, Indu Prakash.
Trong khi đó các bản quảng cáo về G20 ,đang xuất hiện khắp New Delhi, khi các cơ quan chính phủ nhanh chóng làm việc, để cải tạo các địa danh của thành phố, sửa chữa các hành lang giao thông và giải phóng mặt bằng công cộng.
Thế nhưng ngày càng có nhiều lo ngại về những gì sẽ xảy ra ,với những người lao động nhập cư của thành phố, hầu hết họ sống ở đây mà không có nơi ở cố định.
Được biết khi New Delhi tổ chức Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung vào năm 2010, các nhóm nhân quyền cho biết ít nhất 200 ngàn người, đã bị đuổi khỏi các khu ổ chuột quanh thành phố, giữa làn sóng cưỡng chế nhằm phá dỡ.
Tiến sĩ Indu Prakash là người ủng hộ nhà ở trong hơn 20 năm và cho biết, khoảng 10 nơi trú ẩn đã bị phá hủy ở Delhi trong những tháng gần đây.
“Vô gia cư là nơi những người có việc làm, do tất cả họ đều làm việc thực sự, họ là một cộng đồng làm việc".
"Vì vậy, điều rất quan trọng, là chính phủ cần hiểu rằng nơi trú ẩn và sinh kế, luôn song hành cùng nhau”, Indu Prakash.
Ông nói rằng một nơi trú ẩn chỉ dành cho phụ nữ, dưới bóng của một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Delhi, đó là khu Jama Masjid của thế kỷ 17, gần đây đã bị đe dọa trục xuất.
“Đó là ví dụ điển hình nhất, đó là vào hội Đại hội Thể thao Khối Thịnh Vượng Chung năm 2010, chúng tôi đã ở đó để xem cách đường phố sạch bóng người vô gia cư, cách thức họ bị đưa lên xe buýt và thả xuống ở ngoại ô Delhi, bạn biết không?".
"Vì vậy hãy tổ chức các sự kiện quốc tế, nhưng hãy để các sự kiện quốc tế làm điều tốt cho những người vô gia cư, thế nhưng không làm cho sự tồn tại của họ tồi tệ hơn".
"Không chế giễu sự tồn tại của họ, hay không bêu xấu sự tồn tại của họ”, Indu Prakash.
Được biết SBS News đã gởi câu hỏi tới Ban Cải thiện Nơi Trú ẩn Đô thị Delhi, nhưng không nhận được hồi đáp.