Cứu trợ nhân đạo ở Gaza ngày càng sâu rộng khi tình trạng thiếu hụt càng thêm nghiêm trọng

Smoke rises over Al Niusairat refugee camp following Israeli air strikes in the southern Gaza Strip (AAP)

Smoke rises over Al Niusairat refugee camp following Israeli air strikes in the southern Gaza Strip (AAP) Source: AAP / MOHAMMED SABER/EPA

Cuộc chiến ở Gaza vẫn tiếp diễn, số người chết ngày càng khó ước tính, do cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe đang rơi vào tình trạng nguy cấp. Trên khắp thế giới, những người biểu tình thể hiện sự ủng hộ của họ đối với cả hai bên trong cuộc xung đột.


Cuộc chiến ở Gaza hiện đã bước sang tháng thứ ba.

Giới chức y tế Gaza cho biết, khoảng 18 ngàn người được xác nhận là đã thiệt mạng và 49.500 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel, với hàng ngàn người khác mất tích và được cho là đã chết dưới đống đổ nát.

Con số này không còn bao gồm số liệu từ các khu vực phía bắc của khu vực, ngoài tầm với của xe cứu thương và nơi các bệnh viện đã ngừng hoạt động.

Các hoạt động trên không và trên bộ của Israel, cũng khiến khoảng 1,9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Mohamed Salim, người vừa được thả sau 5 ngày bị Israel giam giữ, chia sẻ kinh nghiệm của mình.

"Chúng tôi bị ném xuống đất trong 5 ngày mà không có thức ăn, không nước uống, bị tra tấn 24 giờ một ngày".

"Họ đánh chúng tôi bằng báng súng trên lưng, đánh gãy lưng chúng tôi".

"Họ còn đá tôi bằng giày vào ngực, đầu và chân tôi", Mohamed Salim.

Với rất ít viện trợ được phép cho vào, người Palestine hiện cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nước uống và các hàng hóa căn bản khác.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO nói rằng, tác động của các cuộc oanh tạc của Israel vào Dải Gaza, là thảm họa đối với khả năng chăm sóc y tế của khu vực, trong khi tạo điều kiện lý tưởng cho sự lây lan của các các căn bệnh chết người.

Một kiến nghị đang được WHO xem xét, do các nước Afghanistan, Morocco, Qatar và Yemen đề nghị, theo đó yêu cầu việc thông qua cho nhân viên y tế và vật tư và nhiệm vụ của họ, với tổ chức bảo đảm tài trợ để xây dựng lại bệnh viện.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng tổ chức này, sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu không có lệnh ngừng bắn.

"Ngừng bắn là cách duy nhất để thực sự bảo vệ và tăng cường vấn đề y tế cho người dân Gaza".

"Tôi vô cùng lấy làm tiếc rằng, Hội đồng Bảo an đã không thể thông qua một nghị quyết về một lệnh ngừng bắn như vậy vào thứ Sáu tuần trước".

"Hệ thống y tế của Gaza đang ngã quỵ và sụp đổ".

"Chỉ có 14 trong số 36 bệnh viện ban đầu, thậm chí còn hoạt động được một phần", Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Điều gì đã gây ra tất cả những chuyện này?, Dovid Feldman.
Trong khi đó một số cuộc biểu tình diễn ra trên khắp thế giới, thể hiện sự ủng hộ đối với cả hai bên của cuộc xung đột.

Tại Úc, hàng chục ngàn người ủng hộ người Palestine đã tập hợp khắp các thành phố trong tuần thứ 9, kêu gọi chấm dứt các cuộc oanh tạc trên bộ và trên không của Israel vào Gaza.

Tại Sydney, nhà hoạt động Palestine là ông Said Fayyad bình luận.

"Điều này không có gì mới cả, đây là một phần của sự chiếm đóng quân sự tàn bạo kéo dài hàng thập niên mà người dân Palestine đã phải chịu đựng".

"Cho đến khi luật pháp quốc tế được áp dụng và cho đến khi Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác cùng nhau gây thêm áp lực lên Israel, chúng tôi sẽ biểu tình cho đến bao giờ có thể”, Said Fayyad.

Tại Melbourne, hàng ngàn người ủng hộ đã tập trung giữa một biển cờ Palestine ở trung tâm thành phố.

Trong khi đó, các thành viên của cộng đồng Do Thái cũng đã tụ tập, để yêu cầu thả các con tin bị Hamas bắt giữ ở Gaza.

Tại Tel Aviv, thành phố lớn nhất của Israel, khoảng 100 người cầm ô màu vàng và tạo thành đường viền của mặt trời, ở giữa quảng trường con tin.

Họ cũng cầm một biểu ngữ có nội dung "Mang ánh nắng mặt trời của chúng ta trở lại".

Ban đầu là một cuộc biểu tình về biến đổi khí hậu, các nhà hoạt động đã chọn liên kết nguyên nhân của họ, với việc giải phóng các con tin Israel bị Hamas bắt giữ.

Cô Omer Metzeger, có ông bà bị bắt làm con tin, giải thích.

"Tôi nghĩ điều đó là đúng, chúng ta cần mang ánh nắng mặt trời về nhà, tức là những con tin được thả về".

"Tôi còn nghĩ nhiều hơn thế, tôi muốn mang lại cho họ ánh nắng mặt trời, bởi vì họ không có bất kỳ ánh nắng mặt trời nào ngay bây giờ", Omer Metzeger.

Những người khác quyết định đi bộ cùng nhau, để kêu gọi chấm dứt giao tranh.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hàng ngàn người đã tuần hành đến nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia ở Istanbul hôm Chủ nhật, để phản đối chiến tranh.

Các giáo sĩ Do Thái từ nhóm Do Thái chính thống 'Neturei Karta', đã tham gia cuộc biểu tình do các tổ chức phi chính phủ NGO của Hồi giáo lớn ở địa phương tổ chức.

Ông Dovid Feldman, một Trưởng giáo Do Thái từ nhóm nói trên đến từ New York, cho biết.

"Thật không may, chúng ta đang chứng kiến nhiều tuần và nhiều thập niên của một chu kỳ đổ máu bất tận, nơi mọi người đều phải chịu đựng".

"Chúng ta phải nhận ra rằng, sự đổ máu này là một hiện tượng mới ở Palestine, vì chúng tôi từng sống trong hòa bình ở Palestine".

"Điều gì đã gây ra tất cả những chuyện này?", Dovid Feldman.

Được biết những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu ủng hộ người Palestine và giương cao các biểu ngữ và cờ Palestine.

Share