Theo Hiệp hội Bác sĩ Gây mê Úc, có ba loại đau phổ biến được công nhận: đau cấp tính, đau do ung thư, và đau mãn tính không liên quan đến ung thư. Trong đó, đau mãn tính là nhóm phức tạp nhất, với hơn 200 tình trạng khác nhau như đau lưng, lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa.
LISTEN TO

Đau mãn tính: Khi cảm xúc cũng là một phần của liệu trình điều trị
SBS Vietnamese
07:21
Ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống
Bất kể là loại đau nào, tác động của nó có thể lan tỏa đến mọi khía cạnh trong cuộc sống – từ thể chất, tâm lý cho đến xã hội.
Giáo sư Lorimer Moseley, chuyên gia Khoa học thần kinh lâm sàng tại Đại học Nam Úc và Chủ tịch tổ chức PainAdelaide, nhấn mạnh:
“Đau mãn tính cực kỳ phức tạp và mỗi người lại có cơn đau mãn tính của riêng họ. Đây không phải là một tình trạng đồng nhất – những yếu tố gây ra hoặc cản trở quá trình hồi phục rất khác nhau, mang tính cá nhân rất cao.
Đây là một nhóm người đã phải vật lộn với đau mãn tính trong nhiều thập kỷ, bị nghi ngờ, thậm chí tệ hơn là bị cho là giả vờ hay được bảo rằng chỉ cần ‘vượt qua nó’ hoặc ‘mọi thứ chỉ là trong đầu bạn’.”
Một vấn đề sức khỏe toàn cầu
Ước tính, cứ năm người ở Úc và New Zealand thì có một người sẽ trải qua đau mãn tính vào một thời điểm nào đó trong đời. Đây được xem là một vấn đề sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng, có thể kéo theo hệ lụy xã hội, tài chính và cảm xúc.
Bên cạnh thuốc men và phẫu thuật, các phương pháp điều trị khác đang được nghiên cứu và áp dụng bao gồm giáo dục và các liệu pháp tâm lý.
Một nghiên cứu do Đại học New South Wales và tổ chức Nghiên cứu Thần kinh học Úc (NeuRA) thực hiện đã thử nghiệm liệu pháp tâm lý mang tên Liệu pháp Hành vi Biện chứng (DBT) đối với người mắc đau mãn tính.
Tiến sĩ Nell Norman Knott, nghiên cứu sinh và quản lý thử nghiệm lâm sàng cho biết:
“Cơn đau mãn tính mang tính cảm xúc rất cao. Chúng tôi thấy điều này qua những người tham gia nghiên cứu và cũng từ tài liệu khoa học: họ thường lo lắng nhiều, tâm trạng chán nản.
Có đến 80% người bị đau mãn tính gặp lo âu và trầm cảm. Một vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm là rối loạn điều tiết cảm xúc – tức là người bệnh gặp khó khăn trong việc tạo ra cảm xúc tích cực và kiềm chế cảm xúc tiêu cực.Tiến sĩ Nell Norman Knott

Amy suffered from a debilitating chronic illness for years. Source: Supplied
Mối liên hệ hai chiều giữa cảm xúc và cơn đau
Theo Giáo sư Moseley, không có gì ngạc nhiên khi cơn đau mãn tính ảnh hưởng mạnh đến cảm xúc. Nhưng điều quan trọng là mối liên hệ hai chiều:
“Tất nhiên, đau sẽ khiến cuộc sống khó khăn hơn – bao gồm cả việc điều tiết cảm xúc. Nhưng điều ít ai ngờ tới và cũng rất quan trọng, là nếu bạn gặp khó khăn trong điều tiết cảm xúc, thì điều đó cũng có thể khiến cơn đau tệ hơn. Đó là sự phức tạp của cơn đau.”
Thử nghiệm ngẫu nhiên kéo dài từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2024, với 89 người tham gia bị đau mãn tính. Trong đó, 45 người được điều trị như bình thường kết hợp với DBT, phần còn lại chỉ điều trị thông thường.
Dù cỡ mẫu nhỏ, kết quả từ các bảng khảo sát sau điều trị cho thấy nhóm sử dụng DBT ghi nhận nhiều cải thiện tích cực. Tiến sĩ Knott cho biết:
“Chúng tôi phát hiện ra rằng có sự cải thiện đáng kể về khả năng điều tiết cảm xúc ở nhóm được kết hợp điều trị DBT.
Ngoài ra, còn có sự cải thiện rõ rệt về mức độ trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ và sức khỏe tinh thần.”
Một yếu tố cốt lõi của DBT là liệu pháp nhóm, mang lại cảm giác kết nối và hỗ trợ cho người bệnh.
Janelle, người đã sống chung với đau mãn tính hơn 30 năm, chia sẻ:
“Tôi từng dùng rất nhiều loại thuốc giảm đau opioid, nhưng chưa từng có liệu trình nào giúp tôi kiểm soát đau khi ở nhà. Sống với đau mãn tính rất căng thẳng và cảm xúc.
Tôi chưa từng thấy ai quan tâm đến khía cạnh cảm xúc trong cơn đau của tôi. Càng nhiều cảm xúc thì càng đau hơn, nghe thì kỳ, nhưng thực tế là vậy.Bệnh nhân Janelle
Nhờ tham gia khóa học, tôi học được cách làm giảm cảm xúc tiêu cực, từ đó cải thiện cơn đau mãn tính của mình.”
Khóa học bao gồm các nội dung như thiền chánh niệm, hiểu và gọi tên cảm xúc, điều chỉnh phản ứng cảm xúc, và khơi gợi cảm xúc tích cực, giúp giảm nguy cơ rơi vào trạng thái tiêu cực.
Giáo sư Moseley nhấn mạnh:
“Các hướng dẫn điều trị dựa trên bằng chứng toàn cầu đều liệt kê giáo dục là phương pháp hàng đầu trong điều trị đau mãn tính.
Bằng chứng cho thấy rất rõ: nếu bạn hiểu thêm về cách cơn đau vận hành, cách cơn đau cụ thể của bạn hoạt động, và các phương pháp dựa trên khoa học để điều chỉnh lại hệ thống cảm nhận đau quá nhạy, thì khả năng hồi phục của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.”
Thính giả muốn tìm hiểu thêm về cách quản lý đau mãn tính có thể truy cập hoặc liên hệ bác sĩ gia đình để được tư vấn.
READ MORE

SBS Việt ngữ