Deliveroo thua kiện trong vụ sa thải bất công nhân viên giao hàng

Diego Franco, who was into his fourth year of working for Deliveroo in Sydney, when terminated in 2020

Diego Franco, who was into his fourth year of working for Deliveroo in Sydney, when terminated in 2020 Source: AAP

Trong một sự kiện mang tính bước ngoặt trong nền kinh tế hợp đồng (gig economy), một nhân viên giao hàng đã thắng trong vụ kiện về việc sa thải bất công đối với hãng giao đồ ăn do Amazon hậu thuẫn Deliveroo.


Diego Franco đã làm việc cho Deliveroo được 3 năm khi anh bất ngờ bị sa thải vào tháng 4 năm ngoái.

“Đó là một khoảnh khắc vô cùng buồn bã đối với tôi, đặc biệt là khi mà tôi đã làm việc tận tụy cho công ty này, làm việc trong cái nóng của mùa hè, trong giá lạnh của mùa đông, trong mưa và trong mọi tình huống tồi tệ."
Và rồi đột nhiên tôi nhận được một email, và tôi không còn nằm trong đội ngũ. Đó là nguồn thu nhập duy nhất của tôi tại thời điểm đó. Nó thực sự tồi tệ đối với tôi, khi bị đối xử như vậy.
Hôm thứ Ba [[18/5]], anh đã giành chiến thắng trong vụ kiện của mình chống lại sự sa thải bất công từ Deliveroo - hãng giao đồ ăn do Amazon hậu thuẫn. 

Thư ký Quốc gia của Liên đoàn Công nhân ngành vận tải Michael Caine nói rằng, phán quyết trên là một quyết định vô cùng quan trọng.
Ủy ban Lao động Công bằng đã xác nhận rằng người lao động trong nền kinh tế hợp đồng có quyền, hoặc đáng ra phải có quyền. Deliveroo giờ đây đang ở trong tình thế mà họ phải khẩn cấp nhận lại Diego Franco, bồi thường cho anh ấy.
"Và sau đó ngồi xuống với lực lượng lao động, liên đoàn công nhân vận tại, để tìm cách đưa ra một mô hình cho nền kinh tế gig, cho dạng công việc này - một mô hình công bằng, bảo vệ người lao động và không đối xử với người lao động như nô lệ thời hiện đại.”

Deliveroo cho biết họ dự định sẽ kháng cáo quyết định do Fair Work Commission đưa ra.

Phía công ty cho hay, họ chắc chắn rằng những người giao hàng tham gia với tư cách là các lao động hợp đồng độc lập.

Hãng giao hàng đối thủ Uber Eats nói rằng mô hình sử dụng người thầu độc lập của họ giúp mang lại sự linh hoạt cho người lao động. 

Thế nhưng  Phó giáo sư tại Trường Luật Melbourne, Alysia Blackham nói rằng điều này không đúng.
Được coi là một nhà thầu độc lập, đồng nghĩa với việc bạn không hề có một quyền lợi nào của nhân viên. Điều đó có nghĩa là bạn không có quyền được bảo vệ khỏi sự sa thải bất công.
"Bạn không có quyền thương lượng, trừ khi bạn có thể vượt qua một số rào cản nhất định để có thể mặc cả. Do vậy, bạn có ít quyền lợi hơn từ tính chất công việc của bạn.”

Đối với người giao hàng Steve Khouw, đó là một sự sắp xếp chỉ từ một phía.

“Trên một số phương diện nó gần giống như chế độ nô lệ hiện đại. Chúng tôi phải mặc đồng phục, chúng tôi phải làm việc theo thước đo của họ, chúng tôi phải bảo đảm chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Nếu như chúng tôi phạm phải một trong bất cứ điều gì trong số đó, đó là một cái cớ để sa thải ngay lập tức.”

Phán quyết hôm thứ Ba là một trong những phán quyết mới được đưa ra gần đây, công nhận quyền của những người làm trong nền kinh tế gig.

Giáo sư Blackham nói rằng bà rất lạc quan về việc mở rộng quyền của người lao động trong tương lai.

“Hiện có một xu hướng rõ ràng về việc công nhận người lao động hợp đồng như là nhân viên. Menulog giờ đây đã cam kết thực hiện một chương trình thí điểm, tại đó họ trả lương và đối xử với nhân viên giao hàng như là nhân viên của mình."
Và tôi nghĩ xu hướng chắc chắn đang chuyển đổi, để công nhận người lao động trong nền kinh tế gig và cho họ quyền nhận được mức lương tối thiểu. Đồng thời cho họ các quyền tại nơi làm việc, xung quanh vấn đề thương lượng và sa thải bất công.
Sau cái chết của 5 nhân viên giao hàng vào năm 2020, đã có những lời kêu gọi về quy định mới, trong khi các cuộc Điều trần được thiết lập ở Victoria và New South Wales.

Thượng nghị sĩ Lao động của New South Wales và thành viên công đoàn, Tony Sheldon, nói rằng chính phủ liên bang cần phải can thiệp.
Những người giao hàng này phải gồng mình lên, nên họ tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm.
"Bạn có một sự lựa chọn giữa việc giao thức ăn, hay bị công ty đình chỉ hoạt động, thay vì có thể quay lại làm việc và nhận một mức lương xứng đáng.”

Quyết định bước ngoặt hôm thứ Ba đang mang lại hy vọng rằng, những người lao động trong nền kinh tế gig sẽ được tiếp cận quyền lợi một cách công bằng.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share