Chính phủ liên bang buộc các hội đồng địa phương tổ chức trao quốc tịch vào ngày Quốc Khánh Úc

Australian citizenship recipients and their guests attend a citizenship ceremony on Australia Day in Brisbane

Australian citizenship recipients attend a citizenship ceremony on Australia Day 2017 in Brisbane Source: AAP

Chính phủ liên bang sẽ buộc các hội đồng địa phương tổ chức lễ trao quốc tịch Úc vào ngày 26 tháng giêng nhằm ngày Australia Day.


Việc nầy diễn ra khi một số các hội đồng bỏ phiếu dời sự kiện nầy vào một ngày khác nhằm tôn trọng người Thổ dân Úc.

Một số ủng hộ quyết định của chính phủ trong khi những người khác tin rằng chính phủ không theo kịp với việc thay đổi trong tình cảm của công chúng.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cáo buộc chính phủ liên bang đã chơi trò chính trị, với ngày Quốc Khánh Úc tức Australia Day.

Việc nầy diễn ra, khi chính phủ Morrison xét lại luật về quốc tịch và bó buộc các hội đồng địa phương phải tổ chức lễ trao quốc tịch Úc vào ngày Quốc Khánh, thế nhưng được biết luật mới sẽ được áp dụng kể từ năm 2020.

Tổng trưởng Di trú David Coleman cho biết, các tân công dân Úc nên có cơ hội được quốc tịch Úc vào ngày Quốc Khánh.

“Nay vào lúc nầy không phải là vấn đề, vì có hơn 100 hội đồng địa phương trên khắp nước Úc, không muốn tổ chức lễ trao quốc tịch vào ngày Australia Day".

"Vì vậy những người đó sống tại những nơi như vậy, sẽ không có cơ hội để trở thành công dân Úc, vào ngày Quốc Khánh”, David Coleman.

Thế nhưng lãnh tụ đối lập Bill Shorten cho rằng, Liên đảng tìm các làm hài lòng các cử tri bảo thủ.

“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều hiểu biết những gì xảy ra, trong một vài tuần lễ trước ngày Quốc Khánh Úc".

"Vào tháng giêng, đó là những tin tức hơi chậm chạp khi chính phủ tìm cách chơi trò chính trị, đó là những gì phe bảo thủ tìm cách giữ cho họ vui vẻ với chuyện đó".

"Hãy bàn về chuyện nầy, khi có tất cả 537 hội đồng địa phương trên toàn quốc Úc, trong đó 530 hội đồng đã tổ chức lễ trao quốc tịch vào ngày Australia Day”, Bill Shorten.

Được biết có hơn 100 hội đồng địa phương không tổ chức ngày trao quốc tịch vào 26 tháng giêng, viện lý do là trời quá nóng.

Những người khác tin rằng, điều quan trọng là nên chọn một ngày khác, do nỗi đau có thể gây ra cho cộng đồng người Thổ dân,

Nhóm chính yếu đại diện cho chính phủ và cộng đồng địa phương nhấn mạnh rằng, buổi lễ tổ chức vào ngày Quốc Khánh là không thích hợp.

Chủ tịch Hội đồng các Chính phủ Địa phương Úc là ông David O’Loughlin tin rằng, mối liên lạc giữa ngày Quốc Khánh Úc và lễ nhập tịch là kỳ dị.

“Nếu quí vị muốn tăng cường cho ngày Australia Day trở thành ngày tốt đẹp nhất của nước Úc, tại sao lại không bắt đầu bằng cách loan báo mọi giải thưởng về ngày Australia Day vào ngày nầy?

"Ngay cả những người được trao danh hiệu ‘Người Úc Xuất sắc Nhất Trong Năm’ cũng được nên loan báo một đêm trước".

"Mọi tiểu bang và lãnh thổ, thì mọi Thủ hiến sắp xếp việc trao giải thưởng vào những tuần lễ, trước ngày Quốc Khánh Úc”, David O'Loughlin.

Được biết Hội đồng Thành phố Yarra tại tiểu bang Victoria đã bị tước mất quyền tổ chức lễ trao quốc tịch, sau khi các nghị viên bỏ phiếu không tổ chức các buổi lễ nầy vào ngày Quốc Khánh Úc.

Thị trưởng Danae Bosler khuyến khích các nghị viên bắt đầu thảo luận về vấn đề nầy.

“Tôi khẳng định là sẽ không nghe lời khuyên của các hội đồng bạn cũng như các nghị viên khác, về việc nên làm thế nào và làm những gì." 

"Tôi muốn nói là hãy cứ xúc tiến, tham vấn với cộng đồng của quí vị, tham vấn với các Trưởng lão Thổ dân và ra quyết định đúng với cộng đồng của quí vị”, Danae Boster.
"Hãy chấp nhận chúng tôi là một cộng đồng và mọi người có thể ủng hộ điều đó, tất cả chúng tôi đều ủng hộ những người khác về các chuyện khác nhau”, Murray Austin.
Ông Tom Calma là đồng chủ tịch Hội đồng Hòa giải Úc châu đồng ý rằng, vấn đề cần nên được thảo luận.

“Tôi nghĩ đó là điều quan trọng khi chúng ta khởi sự cuộc thảo luận và nói thật về ý nghĩa của ngày 26 tháng giêng đối với người dân Úc, những gì cần nên kỷ niệm vào ngày đó”.

Thế nhưng Thủ tướng Scott Morrison tin rằng, các hội đồng chỉ kiếm cớ để không đánh dấu ngày Quốc Khánh mà thôi.

“Ngày Quốc Khánh Úc là một ngày trong tất cả những ngày khác cả năm của một quốc gia, vốn là đất nước di dân thành công nhất trên trái đất".

"Đây là một ngày mà quí vị nên có cơ hội được trao quốc tịch Úc. Nếu các hội đồng không làm chuyện đó, nếu họ xem là chúng ta đang đùa giỡn, thì quí vị không tổ chức các buổi lễ trao quốc tịch và có thể sắp xếp theo cách khác".

"Chúng tôi không bắt bớ ai phá hoại ngày Quốc Khánh Úc, vì ngày nầy là của mọi người dân Úc”, Scott Morrison.

Còn Thủ hiến New South Wales, bà Gladys Berejiklian cũng ủng hộ lập trường của Thủ tướng.

“Vâng tôi nghĩ đó là một ngày tự nhiên cho mọi hội đồng địa phương, tổ chức các buổi lễ trao quốc tịch vào ngày Quốc Khánh Úc".

"Tôi còn nhớ ngày bà tôi cùng các thành viên gia đình khác, trở thành công dân Úc và quả là một niềm hãnh diện lớn lao".

"Tôi được uống nước chanh màu hồng lần đầu tiên trong đời, tôi nghĩ mọi người đều phấn khởi khi trở thành công dân Úc và quả là một ngày hết sức đặc biệt cho ngày Quốc Khánh Úc”, Gladys Berejiklian.

Trong khi đó, ứng cử viên đảng Tự do Nông thôn cho đơn vị Lingiari là bà Jacinta Price cũng đồng ý.

“Chúng ta đủ trưởng thành để giải quyết các vấn đề như vậy, khi chúng ta đều hướng về một đất nước và không chia rẽ nhau".

"Tôi nghĩ chuyện đó quả thật đã sai trái, tôi hoàn toàn ủng hộ Thủ tướng về quyết định của ông đối với chuyện nầy”, Jacinta Price.

Còn ông Murray Austin thuộc bộ tộc Yorta Yorta nói rằng, mọi người dân Úc nên đoàn kết nhau vào ngày Quốc Khánh Úc.

“Đó là chuyện xảy ra trong quá khứ, mọi chuyện đã xong rồi và chúng ta cùng đến với nhau".

"Hãy chấp nhận chúng tôi là một cộng đồng và mọi người có thể ủng hộ điều đó, tất cả chúng tôi đều ủng hộ những người khác về các chuyện khác nhau”, Murray Austin.

Theo luật lệ mới, hội đồng phải tổ chức buổi lễ ban cấp quốc tịch lần thứ hai vào ngày 17 tháng 9, được xem là Ngày Quốc tịch Úc.

Người tham dự nên mặc quần áo tiêu chuẩn, cấm mặc quần sọt ngắn và mang dép.

Tuy nhiên, mọi người có những cảm xúc lẫn lộn.

“Tôi nghĩ, nó như tiếng sột soạt của một vài cọng lông, chỉ vì toàn thể các vấn đề với cái nhìn có tính cách thực dân trong mắt của một số người, khi chúng ta cử hành văn hóa của những người khác, tại buổi lễ trao quốc tịch”.

“Ý tôi là, tôi nghĩ thế là ổn. Ý tôi muốn nói là, chúng ta đã có một trang phục để đi đến quán rượu vào thứ Sáu. Tôi nghĩ rằng nó cho thấy một chút tôn trọng”.

Các quần áo theo quốc phục hay văn hóa đều được hoan nghênh.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share