Việc chấp nhận một quốc gia Palestine trong lãnh thổ do Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh năm 1967 dường như đánh dấu một sự thay đổi đối với Hamas, vốn trước đây đã từng bác bỏ bất kỳ thỏa hiệp nào về vấn đề lãnh thổ.
Tuy nhiên, sự chấp nhận rõ ràng của hai quốc gia này chỉ là một biện pháp tạm thời, theo lời của nhà lãnh đạo lưu vong của Hamas, ông Khaled Meshaal, từ một cuộc họp báo ở Doha.
"Chúng ta sẽ không từ bỏ một phần đất Palestine nào, bất kể áp lực gần đây là gì và kéo dài bao lâu. Chúng ta không bác bỏ bất kỳ ý tưởng nào nhưng giải phóng đất đai hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta thừa nhận Israel. Do đó Hamas tin rằng việc thành lập một nhà nước Palestine có chủ quyền và toàn vẹn dựa trên cơ sở thảo luận vào ngày 4 tháng 6 năm 1967 với Jerusalem là thủ đô và đồng ý để tất cả những người tị nạn trở về quê hương là một cách thức hợp lý."
Tài liệu mới sử dụng ngôn ngữ ôn hòa hơn so với điều lệ của Hamas được viết gần ba thập kỷ trước.
Tài liệu này cũng không đề cập đến tổ chức khai sinh của Phong trào Hồi giáo Hamas, Tổ chức Anh em Hồi giáo, bị xem là nhóm khủng bố bất hợp pháp ở Ai Cập.
Một số nhà quan sát nói rằng động thái này là nhằm để cải thiện mối quan hệ với Ai Cập và các quốc gia vùng Vịnh.
Đảng chính trị Palestine Sáng kiến quốc gia Palestine đang kêu gọi một nền hoà bình công bằng và bền vững.
Tổng thư ký đảng này, ông Mustafa Barghouti, hoan nghênh những thay đổi nói trên.
"Động thái của Hamas rõ ràng là nhằm làm giảm một số áp lực quốc tế. Những gì mà họ đang cố gắng làm là đánh lừa thế giới, nói rằng họ không tồi tệ như những gì người ta nghĩ về họ. Thế nhưng khi quý vị nhìn vào những gì mà họ nói với những người của họ ở Ả-rập, trên truyền hình Al-Aqsa, trên các đài truyền hình của Hamas, trong các nhà thờ và trường học của họ, hằng ngày họ kêu gọi tiêu diệt Israel và tất cả người Do Thái. Nỗ lực này thật ra chỉ nhằm để qua mặt thế giới mà thôi."
"Điều này phản ánh thực sự mức độ trưởng thành chính trị xét về phía Phong trào Hamas. Nó cũng cung cấp một nền tảng vững chắc hơn cho sự thống nhất nội bộ của Palestine về một chiến lược thống nhất xung quanh các mục tiêu thống nhất đại diện cho việc chấp nhận một nhà nước Palestine vào năm 1967. Điều này có nghĩa là chấp nhận giải pháp hai nhà nước."
Thế nhưng, Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc, ông Danny Danon, cho rằng về bản chất Hamas không có gì thay đổi cả.
"Đây là một tổ chức khủng bố, tổ chức này cam kết phá hủy nhà nước Israel và họ không nói về việc xây dựng một nhà nước khác bên cạnh Israel. Họ nói về việc xây dựng một nhà nước sẽ thay thế hoàn toàn Israel. Thật không may là chúng tôi không hoan nghênh văn kiện mới này một chút nào cả."
Trong khi đó, phát ngôn nhân của Thủ tướng Israel, ông David Keyes cho hay những thay đổi này chỉ cố nhằm để qua mặt thế giới.
"Động thái của Hamas rõ ràng là nhằm làm giảm một số áp lực quốc tế. Những gì mà họ đang cố gắng làm là đánh lừa thế giới, nói rằng họ không tồi tệ như những gì người ta nghĩ về họ. Thế nhưng khi quý vị nhìn vào những gì mà họ nói với những người của họ ở Ả-rập, trên truyền hình Al-Aqsa, trên các đài truyền hình của Hamas, trong các nhà thờ và trường học của họ, hằng ngày họ kêu gọi tiêu diệt Israel và tất cả người Do Thái. Nỗ lực này thật ra chỉ nhằm để qua mặt thế giới mà thôi. Nhưng hành động này sẽ không mang lại chút hiệu quả nào vì chúng ta thấy rõ ràng rằng họ sẽ tiếp tục mong muốn hủy diệt Israel."
Công bố văn kiện mới của Phong trào Hamas xảy ra trong lúc Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, chuẩn bị gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Washington vào cuối tuần này.
Phong trào Hamas hiện đang kiểm soát Dải Gaza trong khi Chính quyền Palestine do đảng Fatah của Tổng thống Mahmud Abbas chiếm đa số đang kiểm soát khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng. Một số nhà phân tích cho rằng động thái này là một nỗ lực nhằm giảm bớt sự cô lập của cộng đồng quốc tế đối với phong trào Hamas.