Tổng trưởng Năng lượng Josh Frydenberg loan báo rằng, chính phủ có thể ra lệnh cho Công ty Tài trợ Năng lượng Tái Tạo, để đầu tư vào các nhà máy điện chạy bằng than sạch.
Chính phủ cho biết sẽ cố gắng thay đổi việc xử dụng ngân quỹ, để có thể đầu tư vào việc nhốt và tồn trữ thán khí do các nhà máy thải ra, bằng các bơm chúng xuống đất.
Công ty Tài chính về năng lượng Sạch được liên bang tài trợ, đã đầu tư hàng triệu đô la về các ngành năng lượng xử dụng sức gió và ánh sáng mặt trời, trên khắp nước Úc.
Công ty cũng đầu tư vào các đèn đường ít thải thán khí và kỹ thuật mới, nhắm vào việc thu hồi năng lượng từ các chất thải nông nghiệp.
Đạo luật liên quan đến việc tài trợ của công ty, chỉ nghiêm cấm chi tiền vào hai kỹ thuật, đó là nguyên tử năng và thứ hai là việc nhốt và tồn trữ thán khí.
Nay chính phủ liên bang cho biết, sẽ tìm cách tháo dở lệnh cấm về chuyện thứ hai.
Thủ tướng Malcolm Turnbull nói rằng, việc tìm cách thu nhận và tồn trữ thán khí, rất xứng đáng để khai thác.
"Than sạch mà tôi định nghĩa là thán khi đã bị nhốt và tồn trữ, theo đó thì quí vị có thể hút thán khí do các nhà máy điện chạy bằng than đá hay hơi đốt thải ra, rồi cho chúng xuống đất như đã được thực hiện tại Gordon ở Tây Úc, vì vậy đây là một kỷ thuật đã được chứng minh và rõ ràng, là một cách thức để xử dụng năng lượng sạch".
Được biết, việc thu nhận và tồn trữ thán khí là một kỹ thuật bị nhiều tranh luận, khi thán khí do các nhà máy điện chạy bằng than đá được nhốt lại và cất ở dưới hầm rất sâu.
Các nhà vận động cho kỷ thuật nầy, cho biết việc nầy có thể giảm bớt đáng kể lượng thán khí từ các máy điện dơ bẩn, trong khi những nhà tranh đấu nói rằng, loại khí bị nhốt đôi khi có thể thất thoát ra ngoài.
Chính phủ có thể chỉ thị cho công ty, xem xét việc đầu tư vào các nhà máy điện với loại than đá tân tiến hơn, vốn có thể phát ra ít thán khí hơn, các nhà máy điện truyền thống với loại than nâu.
"Ý tưởng mà ông Malcolm Turnbull xử dụng ngân hàng năng lượng sạch để tài trợ cho than sạch, chẳng khác chi dùng Medicare để trợ cấp cho thuốc lá vậy", Lãnh tụ đảng Xanh, ông Richard Di Natale nói.
Thế nhưng phát ngôn nhân đối lập về năng lượng là ông Mark Butler nói rằng, bất cứ việc đầu tư nào vào than đá sẽ đi ngược với mục tiêu của công ty, vốn được thiết lập hồi thời Thủ tướng Lao động là bà Julia Gillard, nhằm đẩy mạnh việc đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo.
"Việc nầy sẽ là một hành động phá hoại khủng khiếp, đi ngược lại cơ chế tài trợ thành công về năng lượng tái tạo và kỷ thuật thực sự về việc giảm bớt thán khí".
"Việc nầy không gây ngạc nhiên, vì đảng Tự do không bao giờ ủng hộ công ty Tài trợ Năng lượng Tái tạo, ngược lại tìm cách hủy bỏ từ 3 năm trước. Nay họ lại muốn biến một cơ chế tài trợ cho năng lượng tái tạo vào việc xử dụng than đá, vốn là một ngành mà chẳng có thể thu hút được đầu tư từ khu vực tư nhân nào cả", phát ngôn nhân đối lập về năng lượng là ông Mark Butler nói.
Được biết, khu vực tư tỏ ra ít quan tâm đến việc xây dựng các nhà máy điện tốn kém và lại gặp nhiều chỉ trích, mà chính phủ hiện đứng đầu.
Hồi tuần qua, giám đốc của một trong các công ty quan trọng sản xuất điện với máy phát điện, đó là công ty C.D Energy cho biết, ông nghi ngờ sẽ có bất cứ nhà máy điện thuộc loại nầy được xây dựng trên nước Úc, do chi phí quá cao và đòi hỏi việc đầu tư trong dài hạn.
Tổng trưởng Tài chính Matthias Cormann được đài ABC hỏi rằng, việc trợ cấp cho các nhà máy điện chạy bằng than đá, có thể là chuyện nguy hiểm đối với tiền thuế của dân hay không, ông cho biết.
"Những gì gây nguy hiểm hiện nay và kinh nghiệm tại Nam Úc dĩ nhiên cho thấy, việc theo đuổi các mục tiêu năng lượng tái tạo 50 phần trăm của tiểu bang vừa tắc trách lại quá lý tưởng, khiến cho tình hình an ninh về hệ thống năng lượng của chúng ta gặp nhiều nguy hiểm".
Đảng Xanh cùng với đảng Lao động, chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch của chính phủ.
Lãnh tụ đảng Xanh, ông Richard Di Natale cho biết.
"Ý tưởng mà ông Malcolm Turnbull xử dụng ngân hàng năng lượng sạch để tài trợ cho than sạch, chẳng khác chi dùng Medicare để trợ cấp cho thuốc lá vậy".