Duyệt xét về tự do tôn giáo bị tiết lộ dấy lên cuộc tranh luận gay gắt

Philip Ruddock, chair of the expert panel tasked with reviewing Australia’s religious freedom

Philip Ruddock, chair of the expert panel tasked with reviewing Australia’s religious freedom Source: AAP

Các đề nghị bị tiết lộ trong việc duyệt xét về tự do tôn giáo của chính phủ liên bang đã dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi giữa các trường học tôn giáo và các nhóm tranh đấu cho giới đồng tính.


Cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu các trường tôn giáo có thể phân biệt đối với học sinh và nhân viên trên căn bản giới tính của họ hay không.

Chưa đầy một năm sau khi nước Úc biểu quyết thông qua việc hôn nhân bình đẳng, thì một cuộc tranh luận gây nhiều chia rẽ về quyền hạn của giới đồng tính LGBTIQ+ ngày càng xuất hiện.

Lần nầy, cuộc xung đột là về việc ai hoan nghênh và ai không ủng hộ tại các trường học tôn giáo.

Một cuộc duyệt xét về quyền tự do tôn giáo do cựu Tổng trưởng Liên bang thuộc đảng Tự do là ông Philip Ruddock, bị tiết lộ đến hãng tin Fairfax, với những đề nghị tôn trọng quyền của trường học trong việc chọn lựa, đặt ưu tiên cho các học sinh vốn giữ đúng theo các kỷ cương về tôn giáo của các trường học cộng đồng nầy.

Liên đảng đã ủy thác cho việc duyệt xét nhằm xoa dịu hơn đối với cánh hữu, vốn quan ngại về tình trạng hôn nhân bình đẳng sẽ làm băng hoại về tự do tôn giáo.

Kể từ đó, giới đồng tính và những nhà tranh đấu trong đó có ông Ivan Hinton Teoh thuộc tổ chức Just-Equal, đã lâm vào một cuộc chiến xa hơn nữa.

“Hôn nhân bình đẳng là một cuộc chiến cần phải tranh đấu, thế nhưng chúng ta biết rằng đó không phải là trận chiến cuối cùng và chúng ta cũng hiểu rằng, kết quả đạt được về hôn nhân bình đẳng không có nghĩa là, những người chống đối sẽ biến mất, họ sẽ tìm một cơ chế mới để trình bày vấn đề cuả giới đồng tính Úc vốn bị các định kiến và kỳ thị”.

Chính phủ đã có bản phúc trình trong tay cách nay 5 tháng, thế nhưng không loan báo và Thủ tướng Scott Morrison dường như do dự trong việc tham gia vào cuộc tranh luận.

Ông cũng bác bỏ việc tiết lộ là hướng dẫn sai lạc công luận.

“Vâng đó là luật lệ hiện hữu và chúng tôi không đề nghị thay đổi luật lệ đó, để bỏ đi những sắp xếp có sẵn”.

Đã có thêm nhiều chi tiết được tiết lộ trong ngày, đến nhật báo The Australian, cho rằng việc duyệt xét không ủng hộ thái độ lấn át quyền của tiểu bang, nhằm ngăn cản các trường học qua việc kỳ thị dựa trên căn bản phái tính.

Việc nầy sẽ dẫn đến tình trạng cả hai phía của cuộc tranh luận, có vẻ không hài lòng.
"Bản chất của vấn đề là mọi đứa trẻ có quyền hạn vợi phẩm giá của con người, chúng ta không nên có loại thảo luận như vậy”, Bill Shorten.
Dân biểu độc lập tại New South Wales là Alex Greenwich, vốn là đồng chủ tịch chiến dịch Yes trong cuộc thảo luận về hôn nhân đồng tính, nói rằng không có lý do gì mà các học sinh đồng tính nam cũng như nữ, lại không thể vào học tại các trường đạo được.

“Trên toàn nước Úc, có nhiều người thuộc giới đồng tính là những người có theo một tôn giáo nào đó, tại trường học hay trong các cộng đồng tại mọi nơi và mọi người đánh giá họ".

"Chúng tôi không tạo ra một môi trường, trong đó mọi người bị đối xử một các tệ hại, chỉ vì giới tính của họ".

"Nay là lúc chúng ta phải tiến tới, từ xụ xung đột giữa đồng tính và Thượng đế".

"Hãy đoàn kết mọi người Úc với nhau trong các giá trị chung, về công bằng và trong sáng”, Alex Greenwich.

Thế nhưng các trường học Công giáo cho biết, họ muốn có một đường lối kiên định trên khắp tiểu bang, theo đó bảo đảm rằng các trường có thể từ chối các học sinh nào không giữ vững niềm tin tôn giáo.

Giám đốc chính sách toàn quốc của Các Trường học Công giáo Úc châu là ông Mark Spencer cho biết, điều đó không có nghĩa là mọi học sinh có dính líu đế chuyện đồng giới lại bị ngăn cản.

“Những gì có thể là một chủ đề nếu một đứa trẻ vì bất cứ lý do nào đó, bắt đầu chống lại nhà trường và cáo buộc nhà trường trở nên tệ hại, hay cho biết là chúng thực sự không đồng ý với những điều nhà trường dạy dỗ, thì đó không phải là một đường lối thảo luận nghiêm túc, thế nhưng là một cách thức phá hoại về vai trò của trường học”.

Trong khi đó, lãnh tụ đối lập Bill Shorten cho biết, Lao động sẽ không ủng hộ các thay đổi để cho phép các trường học có thêm quyền hạn trong việc kỳ thị và cũng không có đủ sự ủng hộ của các Thượng nghị sĩ và dân biểu độc lập để thông qua một dự luật như vậy tại Thượng viện.

“Họ dự tính ban hành những luật lệ mới nhằm phân biệt đối với trẻ em trên căn bản giới tính, không thể nào làm như vậy được".

"Bản chất của vấn đề là mọi đứa trẻ có quyền hạn vợi phẩm giá của con người, chúng ta không nên có loại thảo luận như vậy”, Bill Shorten.

Phe đối lập và các thành phần tranh đấu ở cả hai phía đều kêu gọi, chính phủ phải nhanh chóng loan báo đầy đủ việc duyệt xét Ruddock.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share