Một người tỵ nạn Manus được giải thưởng văn chương cao quí của Úc

Manus Island refugee Behrouz Boochani

Manus Island refugee Behrouz Boochani Source: SBS

Ông Behrouz Boochani người Iran gốc Kurd với quyển sách đầu tay có tựa là ‘No Friend But the Mountains: Writing from Manus Prison’ tạm dịch là ‘Không Có Bạn Mà Chỉ Có Núi Rừng: Viết Từ Trại Giam Manus’ ghi lại quãng đời bị giam giữ của ông.


Ông không phải là một công dân Úc, vì thực sự ông đã bị từ chối vào nước nầy.

Thế nhưng điều đó không ngăn cản được một ký giả người Iran gốc Kurd là Behrouz Boochani, hiện bị giam giữ trên đảo Manus được giải thưởng văn chương với số tiền cao nhất tại Úc, đó là giải văn chương tại Victoria trị giá 100 ngàn đô la.

Quyển sách của ông ‘Không có bạn mà chỉ có núi rừng: viết từ trại giam trên đảo Manus’, ghi lại quãng thời gian ông ở đây.

Các giám khảo mô tả quyển sách, là một ‘công trình nghệ thuật gây kinh ngạc và là một bình luận vượt qua mọi giới hạn’.

Ông nầy đã ở trên đảo Manus từ năm 2013 sau khi trốn thoát khỏi Iran, nơi ông tốt nghiệp hai trường đại học với hai bằng Cao học.

Ông cho biết, nhà cầm quyền Iran đã có vấn đề với công việc của ông.

Tác giả đã xuất hiện qua đường truyền video đến Victoria, để chấp nhận giải thưởng.

“Giải thưởng nầy là một chiến thắng cho văn chương và nghệ thuật và trên hết nó là một chiến thắng cho lòng nhân đạo, một chiến thắng của con người".

"Đây là thắng lợi chống lại mọi hệ thống, vốn xem chúng tôi chỉ là những con số mà thôi, đây cũng là một giây phút đẹp nhất trong đời nữa”, Behroux Boochani.

Trước khi quyển sách được xuất bản, ông đã viết nhiều bài vở và sử dụng trang mạng xã hội, để thu hút mọi chú ý về cuộc sống bên trong trại giam ở đảo Manus.

Quyển sách được viết bằng tiếng Farsi, đó là ngôn ngữ của Iran.

Phần lớn công trình dịch thuật sang tiếng Anh là do tiến sĩ Omid Tofighian, một Phụ tá Giáo sư Danh Dự thuộc phân khoa Tâm lý của đại học Sydney.

Ông cũng gởi hầu hết các bài viết, bằng các tin nhắn trên mạng.

Tiến sĩ Tofighian cho biết, đầu tiên ông biết đến nhà văn nầy vào năm 2016, sau khi đọc được một bài viết trên Facebook.

“Tôi nghĩ tôi phải liên lạc với người nầy và đầu tiên cho biết, tôi rất ngưỡng phục công việc của ông và cũng tìm xem, liệu tôi có thể giúp được ông ta bằng cách nào hay không".

"Vì vậy chúng tôi bắt đầu một cuộc đàm thoại và sau đó, khi tôi tìm thấy ông ta là một nhà khoa bảng, ông ta hỏi tôi liệu có thể giúp ông thông dịch hay không. Sau đó, chúng tôi bắt đầu công việc từ đó”, Omid Tofighian.

Việc dịch thuật mất khoảng 12 tháng.

Tiến sĩ Tofighian nói rằng, ông Boochani bắt đầu viết những trang mà sau nầy trở thành quyển sách, vào ngày ông ta đặt chân đến chốn tù ngục.

Ông mô tả cách thức, cả hai cùng làm việc.

“Những chương giữa và chương cuối, thì ông vừa viết và tôi cũng vừa phiên dịch".

"Có nhiều đoạn phải trao đổi giữa các viết và lối thông dịch, thật là phức tạp và đa dạng, thế nhưng cũng là một công trình hết sức tập thể nữa”, Omid Tofighian.

Cùng với giải thưởng về Văn chương, quyển sách còn được giải của Thủ hiến Victoria về loại hiện thực, trị giá 25 ngàn đô la nữa.

Có những câu hỏi về khả năng của ông Boochani về cả hai giải nói trên, vì các hướng dẫn khi dự giải buộc tác giả phải là người Úc, hoặc là thường trú nhân của nước Úc.
"Tôi nghĩ chúng ta cần xem việc nầy một cách quan trọng, xử dụng nó và trân trọng nó”, Omid Togighian.
Thế nhưng ông đã được đặc cách các đòi hỏi nói trên, do cơ quan tổ chức giải thưởng, đó là Trung tâm Wheeler.

Giám đốc Trung tâm là ông Michael Willams, giải thích.

“Quyển sách cuả ông Boochani được xuất bản, đã được nhìn nhận tính chất bình luận đáng kể, trong thời gian dự giải và các giám khảo có cơ hội xem xét chuyện nầy".

"Họ hội họp và khi trở lại, thì đồng thanh cho phép ông dự thi. Họ đọc những gì được mô tả là một ‘lãnh vực hết sức xuất sắc về hiện thực’.

"Thế nhưng ngay cả khi cho phép, thì sáng tác của ông Boochani với họ, là một tác phẩm tuyệt vời”, Michael Williams.

Một trong những lý do mà giải thưởng thường giới hạn cho công dân Úc hay thường trú nhân Úc, theo ông Williams là do họ nhắm vào việc kể lại các câu chuyện của Úc.

Ông Williams nói rằng, các giám khảo cảm thấy quyển sách nầy mang tính chất Úc như các tác phẩm khác.

“Các giám khảo đã đọc rõ ràng dù thích hay không, bất chấp quan điểm chính trị hay những việc nào khác, thì câu chuyện diễn ra trên đảo Manus rõ ràng là một câu chuyện Úc".

"Nó là một phần của các kinh nghiệm của chúng ta, là những gì mà chúng ta làm chủ và những việc chúng ta cần hiểu biết".

"Theo ý kiến của họ, việc nầy khiến nó hoàn toàn thích hợp với ý nguyện của giải đặt ra”, Michael Williams.

Tiến sĩ Tofighian cho biết, quyển sách nay được giải thưởng đại diện cho những giây phút đặc biệt, không chỉ về văn chương mà cho cả xã hội nữa.

“Tôi có cảm tưởng là quyển sách như thế nầy sẽ được giải thưởng, sau khi đọc một vài trang sách".

"Thế nhưng tôi không nghĩ rằng nó diễn ra quá nhanh như vậy, việc đó rõ ràng là vì quyển sách của ông Boochani và dịch phẩm đã diễn ra ngay, cùng mọi thứ liên quan đã diễn ra theo thời gian của tác giả".

"Nó cho thấy quyền lực mà mọi người có, khi có cả một hệ thống hỗ trợ đàng sau".

"Tôi nghĩ chúng ta cần xem việc nầy một cách quan trọng, xử dụng nó và trân trọng nó”, Omid Togighian.

Được biết Trung tâm thanh lọc trên đảo Manus đã đóng cửa vào năm 2017, thế nhưng có khoảng 600 người tỵ nạn vẫn còn ở đó, họ sống trong các trại ở thị trấn chính là Lorengau.

Một phúc trình gần đây của Ân xá quốc tế cho rằng, kể từ tháng 8 năm 2017, có 3 người tự tử trong khi nhiều người khác có âm mưu tự sát.

Quí thính giả muốn tìm sự hỗ trợ hay thông tin về việc ngăn ngừa tự tử, có thể liên lạc đường giây Lifeline ở số 13 11 14, hay đường giây Beyond Blue ở số 1300 22 4636.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share