Chương trình hướng dẫn nối kết cộng đồng Somali và Do Thái

Abdurrahman Ahmed và người hướng dẫn Rita Chandra

Abdurrahman Ahmed và người hướng dẫn Rita Chandra Source: SBS

Có hai nhóm cộng đồng đã tham gia hoạt động, để đào tạo các chuyên gia Úc trong tương lai.


Đó là cộng đồng Somalia và Những Người Trẻ Úc thuộc Phòng Thương mại Do thái đã phát động một chương trình thử nghiệm, nhằm tạo cảm hứng, phát triển và nối kết mọi người lại với nhau.

Chương trình có tên là Iftiin Somalia có nghĩa là Ánh Sáng Somalia, đã kết hợp 9 sinh viên Hồi giáo tốt nghiệp đại học gốc Somalia, với những chuyên gia trẻ mới đi làm hay đã có nhiều năm trong nghề, thuộc Phòng Thương mại Do thái tại Úc.

Chương trình hỗ trợ nầy kéo dài 6 tháng, bao gồm các vụ gặp mặt đối mặt và các nơi thực tập.

Chủ tịch những người trẻ thuộc Phòng Thương mại Do thái tại Úc, là ông Alon Cassuto cho biết, Iftiin trong tiếng Somalia tượng trưng cho ánh sáng và được những người tham dự chọn tên nầy.
   
"Ánh sáng là một biểu tượng mạnh mẽ đối với họ, bởi vì tại nơi đó chỉ toàn là những nơi u tối, chỉ cần một chút ánh sáng để tạo nên một sự thay đổi hoàn toàn, trong khả năng cũng như trong suy nghĩ".

"Vì vậy ý kiến nầy với họ, là mang ánh sáng đến cộng đồng của họ và ý tưởng nhằm có thể soi sáng mọi khả năng, đối với họ là một biểu tượng ẩn dụ mạnh mẽ," chủ tịch những người trẻ thuộc Phòng Thương mại Do thái tại Úc, ông Alon Cassuto nói.

Thế nhưng ông Cassuto cho biết, có một mục tiêu cụ thể trong chương trình.

"Đó là việc tạo nên một thế hệ mới các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Úc gốc Somalia và có thể trang bị cho họ, để đạt đến thành công thực sự trong một thế giới chuyên nghiệp".

Chương trình bắt nguồn từ cuộc họp, giữa các nhà lãnh đạo Phi châu và cộng đồng Do thái tại Melbourne, và ý kiến nói trên được những người trẻ Úc thuộc Phòng Thương mại Do thái đề nghị.

Phòng Thương mại cổ xúy cho hệ thống thương mại giữa các nền văn hóa.

Người nghĩ ra chương trình nói trên là ông Mahad Warsame, một  thành viên của cộng đồng Somalia tại Victoria.

Ông cho biết đó là ý tưởng, mà ông hy vọng sẽ vượt qua những rào cản và những thành kiến về nhân dụng.

"Điều đó là chuyện đang thách thức không chỉ cho chúng tôi mà cho mọi người, thế nhưng đối với chúng tôi những gì xảy ra trên thế giới, đôi khi nó có tác dụng về những tên gọi hay là màu sắc mà chúng tôi có".

Ông Alon Cassuto cho rằng, ngay cả các sinh viên tốt nghiệp có các thành tích sáng chói cũng như tài năng chuyên môn, khi tìm việc trong lãnh vực họ ưa chuộng lại rất khó khăn.

"Những sinh viên Somalia tốt nghiệp nhận được các điểm hết sức tốt tại đại học Úc, mà trước đó họ đã tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu thế giới, thế nhưng rồi họ không biết nơi nào để đến".

"Họ không có người trong gia đình hay trong cộng đồng, để giúp họ làm công việc lấy kinh nghiệm, hay thực tập, hoặc đi phỏng vấn. Rồi khi đi xin việc, họ tìm thấy không thể bắt đầu công việc tại Úc".

"Lý do thứ hai tôi nghĩ, đó là hơi khó khăn một chút cho các di dân thuộc thế hệ thứ nhất, có một số tiêu chuẩn xã hội và trình độ hội nhập để tiến vào thị trường lao động, và đó là chuyện khó khăn hơn," bà Rita Chandra, hướng dẫn viên nói.


Ông Abdurrahman Ahmed, hiện là một ứng viên của chương trình cho biết, ông rất quen thuộc với khó khăn nói trên.

Ông đến Úc 8 năm trước, để lại gia đình ở lại Phi châu.

Với khả năng nói tiếng Anh rất ít, ông làm việc cật lực để học hành cao hơn và trở thành người đầu tiên trong gia đình được vào đại học, rồi tốt nghiệp hồi năm rồi với bằng danh dự.

Thế nhưng kể từ đó, ông phần lớn làm nghề nhân viên an ninh, nay ông có những hy vọng mới với chương trình Iftiiin.

Còn các thành viên hướng dẫn cũng được lợi, từ chương trình nói trên nữa.

Họ cảm thấy tiến bộ hơn, trở thành những nhà lãnh đạo và có khả năng đóng góp vào nước Úc đa văn hóa.

Ông Ahmed được làm việc chung với người hướng dẫn là Rita Chandra, và bà cho biết đã hiểu thấu một số khó khăn gặp phải.

"Tôi thích thú làm việc với các chuyên gia trẻ hoặc những người đã tốt nghiệp, để giúp họ tham gia vào các ngành kỹ nghệ và đó là những ngành khó khăn để tìm được việc làm".

"Lý do thứ hai tôi nghĩ, đó là hơi khó khăn một chút cho các di dân thuộc thế hệ thứ nhất, có một số tiêu chuẩn xã hội và trình độ hội nhập để tiến vào thị trường lao động, và đó là chuyện khó khăn hơn," bà Rita Chandra, hướng dẫn viên nói.

Phòng Thương mại hy vọng sẽ phát triển chương trình trên một qui mô lớn lao, sau khi đã được các cộng đồng Nam Sudan và Congo quan tâm và tìm hiểu.




Share