‘Mối đe dọa thực sự’ về sự can thiệp của nước ngoài thông qua phương tiện truyền thông xã hội

FOREIGN INTERFERENCE PUBLIC HEARING

Committee chair James Paterson during a Select Committee on Foreign Interference through Social Media public hearing. Source: AAP / MICK TSIKAS/AAPIMAGE

Một Ủy ban Thượng viện đã nghe về các phương tiện truyền thông xã hội, đang được vũ khí hóa cho sự can thiệp của nước ngoài, thông qua việc giám sát, đe dọa, quấy rối và đánh lạc hướng người dân Úc. Trong khi đó các công ty truyền thông xã hội bảo vệ vai trò của họ, trong việc cho phép điều đó xảy ra khi cho rằng, họ đang nỗ lực ngăn chặn tác hại bằng cách tự điều chỉnh.


Một Ủy ban Thượng viện đã nghe lời khai rằng, phương tiện truyền thông xã hội đang được vũ khí hóa, để can thiệp vào nội tình của một nước.

Ủy ban Đặc Biệt về ‘Can thiệp vào Nước ngoài thông qua Truyền thông Xã hội’ đã tổ chức các phiên điều trần về các tình báo nước ngoài sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, để đe dọa và đánh lừa người dân Úc.

Chủ tịch Ủy ban là Thượng Nghị Sĩ James Patterson nói rằng, các cơ quan ngoại quốc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, để do thám và quấy rối người Úc là một mối đe dọa thực sự.

“Rất may, chúng tôi biết rằng đây không phải là một mối đe dọa trên lý thuyết, mà là đe dọa thực sự".

"Chúng ta đã thấy một ví dụ gần đây ở Canada ở Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới, nơi các quốc gia độc tài, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã tìm cách vũ khí hóa cả hai nền tảng truyền thông xã hội có trụ sở tại phương Tây, bằng cách bơm hệ thống của họ đầy thông tin sai lệch và vũ khí hóa các thuật toán của họ, để cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta".

"Cả các nền tảng truyền thông xã hội có trụ sở độc đoán như TikTok và WeChat, đã có những câu chuyện chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc bị đàn áp, đã có sự gia tăng tuyên truyền và đang tham gia vào việc thu thập dữ liệu hàng loạt, về công dân phương Tây bao gồm cả người Úc”, James Patterson.

Ông cũng nói rằng, Úc là một mục tiêu dễ dàng để can thiệp đặc biệt là nền dân chủ của nước nầy.

"Thành thật mà nói, các quốc gia độc tài đã quá dễ dàng khi can thiệp vào nền dân chủ của chúng ta".

"Tôi lo lắng trước một cuộc trưng cầu dân ý gây chia rẽ, về việc đưa Tiếng nói vào Hiến pháp rằng, đó sẽ là cơ hội cho các quốc gia nước ngoài tìm cách can thiệp và làm tổn hại nền dân chủ của chúng ta".

"Chúng ta biết rằng mục tiêu của các quốc gia nước ngoài, chỉ đơn giản là làm suy yếu các nền dân chủ, bằng cách tham gia vào các vấn đề gây chia rẽ như thế này và họ biết rằng, đây là những vấn đề nhạy cảm đối với các nền dân chủ".

"Vì vậy, thực sự những gì chúng ta cần làm là hành vi chủ động hơn nhiều, cả từ chính phủ và từ các nền tảng truyền thông xã hội, để chủ động xác định và loại bỏ loại hành vi này, đặc biệt là khi nó xảy ra từ nước ngoài", James Patterson.

Quyền Đệ Nhất Phụ Tá Tổng trưởng Nội vụ về Chống Can thiệp Nước ngoài, bà Sally Pfeiffer nói với Ủy ban rằng, một số cộng đồng dễ bị tổn thương hơn những cộng đồng khác, trước sự can thiệp của nước ngoài.

"Về mặt tham gia với các cộng đồng, chắc chắn có những lúc có sự gia tăng trong một số cộng đồng, báo cáo về sự can thiệp đáng nghi ngờ của nước ngoài".

"Chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với những cộng đồng đó và sẽ tăng cường sự tham gia với những cộng đồng đó, để đáp ứng khi chúng tôi thấy những chuyện xảy ra".

"Hiện tại tôi không muốn bình luận cụ thể về bất kỳ cộng đồng cụ thể nào, vốn cũng có thể có tác động đến cộng đồng đó”, Sally Pfeiffer.

Được biết Chính phủ Lao động đang trong tiến trình giới thiệu một dự luật mới, để chống lại thông tin sai lệch và thông tin bị bóp méo.

Dự luật tìm cách cung cấp cho Cơ quan Truyền thông Úc quyền hạn rộng rãi hơn, để buộc các công ty truyền thông xã hội lưu giữ hồ sơ và bàn giao chúng khi được yêu cầu, cũng như phạt vạ nếu lan truyền thông tin sai lệch.

Được biết thông tin sai trái đó có thể bao gồm thông tin sai lệch do, hoặc thay mặt cho một nước ngoài.

Các công ty truyền thông xã hội bao gồm Meta vốn sở hữu Facebook, Instagram, Whatsapp và Threads, Twitter, Tiktok và Linkedin cũng xuất hiện trước Ủy ban.

Các giám đốc điều hành Meta nói với Ủy ban rằng, mối đe dọa về sự can thiệp của nước ngoài của Trung Quốc đang gia tăng, thông qua việc sử dụng thông tin sai lệch.

Giám đốc chính sách của Meta tại Úc và New Zealand là bà Sally Pfeiffercho biết, công ty đã hành động để ngăn chặn các mạng lưới ‘thông tin không xác thực có phối hợp,’ nhằm tìm cách can thiệp vào các nền dân chủ.

"Sự can thiệp của nước ngoài có thể diễn ra dưới nhiều hình thức bao gồm gián điệp mạng, ảnh hưởng lừa đảo, hoạt động và hành vi không xác thực, có động cơ tài chính".

"Những mối đe dọa này có thể khuếch đại sự ngờ vực vào người dân trong tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử, quản trị và diễn đàn công dân và làm suy yếu niềm tin của cộng đồng vào nền dân chủ".

"Tại Meta, chúng tôi cam kết chống lại sự can thiệp của nước ngoài vào các dịch vụ của mình và thực hiện điều này bằng 3 chiến lược chính".

"Vì vậy trước tiên, chúng tôi xây dựng các hệ thống phòng thủ tự động, tận dụng máy móc tìm ra để phát hiện và ngăn chặn các tác nhân xấu".

"Ví dụ, hệ thống của chúng tôi tìm và chặn hàng triệu tài khoản giả mạo mỗi ngày", Sally Pfeiffer.
Nếu họ tiếp tục từ chối xuất hiện, thì ủy ban sẽ phải rút ra những suy luận và hành vi của họ, James Patterson.
Giám đốc điều hành của ứng dụng gây tranh cãi TikTok, thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc Bytedance, cũng xuất hiện.

Được biết Chính phủ Úc đã cấm Tiktok trên các thiết bị của chính phủ, vì lo ngại hành vi gián điệp của nước ngoài.

Trong khi đó các công ty tư vấn làm việc theo hợp đồng của chính phủ, hiện cũng đã đồng ý cấm ứng dụng này khỏi thiết bị của họ.

Giám đốc chính sách công TikTok Úc châu là Ella Woods-Joyce nói với Ủy ban rằng, ứng dụng sẽ vi phạm luật an ninh quốc gia của Trung Quốc, nếu chính quyền yêu cầu dữ liệu cá nhân được lưu trữ trên ứng dụng, nhưng từ chối giải thích cơ sở pháp lý cho lời tuyên bố của mình.

"Tôi chỉ muốn nói rất rõ ràng thưa ông Thượng nghị sĩ, tôi không đồng ý với cách mô tả của ông về hành động ở đó".

"Chúng tôi đã tuyên bố rõ ràng trong một số trường hợp rằng, chúng tôi chưa bao giờ được yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng đó và chúng tôi sẽ không cung cấp dữ liệu đó, nếu được yêu cầu".

"Thứ nhất những gì tôi muốn nói là, chúng tôi có các biện pháp bảo vệ và chính sách rất nghiêm ngặt, để giữ cho dữ liệu người dùng đó an toàn và bảo mật, thứ hai là giữ nó trong phạm vi doanh nghiệp của chúng tôi ", Ella Woods-Joyce.

Được biết Ứng dụng WeChat thuộc sở hữu của Trung Quốc, cũng được mời đưa ra bằng chứng nhưng không xuất hiện.

Thượng nghị sĩ Paterson nói, WeChat đã thể hiện sự khinh miệt đối với Quốc hội Úc, bằng cách từ chối trả lời các câu hỏi.

“WeChat và công ty mẹ Tencent tiếp tục thể hiện sự khinh miệt đối với Quốc hội Úc, bằng cách từ chối xuất hiện trước Ủy ban Đặc Biệt của Thượng viện, mặc dù đã được mời 4 lần vì họ không có trụ sở tại đây và không có sự hiện diện hợp pháp tại Úc".

"Tôi không thể sử dụng quyền hạn của Thượng viện để buộc họ tham dự, nhưng mọi nền tảng truyền thông xã hội khác được mời đều đồng ý xuất hiện và điều đó phản ánh rất xấu trên WeChat và Tencent rằng, họ tiếp tục từ chối làm như vậy".

"Bằng chứng thuyết phục đã được đưa ra cho ủy ban về hành vi của họ, bao gồm giám sát và kiểm duyệt và sự can thiệp của nước ngoài".

"Chúng tôi có những câu hỏi nghiêm túc cần được đặt ra cho họ, mà chỉ có thể được trả lời trong một phiên điều trần công khai".

"Nếu họ tiếp tục từ chối xuất hiện, thì ủy ban sẽ phải rút ra những suy luận và hành vi của họ", James Patterson.

Được biết Ủy ban sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng vào ngày 1 tháng Tám.

Share