Nệm cũ trong trại tỵ nạn giúp canh tác rau xanh

Maya al_Anani showing hydroponically-grown plants to residents of the Zaatari Camp

Maya al_Anani showing hydroponically-grown plants to residents of the Zaatari Camp Source: BBC

Những người tỵ nạn trong một trại ở Jordan và một toán các khoa học gia từ Anh quốc hiện cộng tác trong việc trồng rau củ trên các tấm nệm cũ, được xem như thay thế cho đất theo một phương pháp được gọi là thủy canh. Cách nầy giải quyết 2 vấn đề một lúc, khi có thể tái sử dụng các tấm nệm cũ chất đống trong trại, đồng thời trồng rau quả tại một nơi mà đất đai hiếm hoi và nhiễm mặn không thích hợp cho nông nghiệp.


 

“Đây là nơi mọi chuyện bắt đầu. Lần đầu tiên khi chúng tôi đến đây, đó là chuyện ‘làm sao chúng ta có thể đối phó với những thứ nầy, chúng ta có thể biến chúng thành những thứ gì đây?”, Tony Ryan.

Giáo sư Tony Ryan thuộc đại học Sheffield, hiện có mặt trong trại tỵ nạn của người Syria ở Zaatari thuộc Jordan, để nghiên cứu về việc trồng trọt bền vững trong trại.

Những gì trong một nhà kho, giúp ông một ý tưởng dấy lên tương tự như cuộc cách mạng Xanh trong trại tỵ nạn nầy, đó là một núi các tấm nệm bằng bọt biển cao su cũ.

“Khó khăn là có hàng chục ngàn chiếc nệm cũ khi tôi đến đây và tôi phải leo lên để lấy từng chiếc xuống, thế nhưng tôi rất phấn khởi vì tôi biết chúng tôi có thể là gì với chúng".

"Tôi mới bắt đầu là một sinh viên ban tiến sĩ, làm việc về đề tài làm thế nào để trồng trọt trên chiếc nệm mút, vì vậy tôi gởi về nhà tin nhắn hết sức lạc quan là ‘Chúng tôi có thể trồng mọi thứ trên nó và biến các tấm thảm thành các luống rau xanh, cũng như mọi người đều có thể có mảnh vườn riêng của họ”, Tony Ryan.

Trại Zaatari lẽ ra là một nơi sinh sống tạm thời cho người tỵ nạn.

Trại chính thức mở cửa hồi năm 2012, để chứa những những trốn chạy khỏi Syria và bạo động trong cuộc nội chiến.

Thế nhưng nơi nầy đã trở thành một thành phố, với hơn 80 ngàn người.

Bà Maya el-Anani thuộc Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc nói rằng, để có thể trồng trọt lương thực là cách giúp đỡ mọi người, tìm lại một phần cuộc sống đã mất của họ.

“80 phần trăm những người ở đây đều có kinh nghiệm về trồng trọt".

"Không cần biết công việc gì họ làm hồi còn ở Syria, họ làm mọi việc về nông nghiệp giống nhau".

"Đất đai ở đây bị nhiễm mặn, rồi chúng tôi không có đủ nước tưới rau nữa”, Maya el Anani.

Giáo sư Ryan giải thích phương pháp thủy canh như thế nào.

“Hydro tiếng Hy Lạp là nước, còn Ponos là công việc, vì vậy quí vị dùng nước trong việc trồng trọt, nên quí vị có thể sử dụng chỉ 20 phần trăm nước so với việc quí vị trồng trên đất đai, do nước không mất đi và được giữ lại nơi cần đến”, Tony Ryan.

Mọi thứ trong hệ thống thủy canh trong trại đều là những thứ tái sinh, như toàn hệ thống luân lưu nước được chế từ các ống nước cũ và mọi cây trồng trong các tách cà phê cũ, còn tấm nệm giữ cho chúng ở yên vị trí.
“Cuối cùng tất cả chúng tôi có thể sẽ sống như thế nầy, do khí hậu biến đổi diễn ra và ai biết những gì sắp xảy đến”, Tony Ryan.
Giáo sư Ryan nói rằng, mọi chuyện đều được tái sinh và tái sử dụng.

“Đó là một việc khiến cho nó thực hiện được trong phòng thí nghiệm theo một số các điều kiện, đó lại à một chuyện khác khi mang nó đến một môi trường sa mạc và trồng chúng tại Zaatari cho hàng ngàn người”, Tony Ryan.

Sau một vài khóa biểu diễn rất thông dụng, bà Maya el Anani cho biết danh tiếng của khu vườn trồng trên các tấm nệm cũ đã được phổ biến các nơi.

“Khi quí vị đưa một bà cụ đã từng dành cả đời trồng trọt trên đất đai, quí vị chỉ cần thuyết phục rằng bà có thể trồng mà không cần nước".

"Nay khi họ thấy chuyện nầy có kết quả, họ trở nên hết sức phấn khởi và tự mình thử nghiệm”, Maya el Anani.

Còn ông Mohamed De Mahfuz là một trong số một ngàn người ở trại, đã tạo nên một ngôi vườn canh tác theo lối thủy canh, bằng cách sử dụng các chậu bằng nhựa tái sinh và những tấm nệm cũ.

Đó là ngôi vườn mà nay ông dạy cho con cái, biết được cách trồng rau quả như thế nào.

Ông cho đài BBC biết rằng, ngôi vườn khiến cho trại trở thành ngôi nhà thực sự cho ông và gia đình.

“Vâng, nó làm cho tôi có cảm tưởng như đang ở làng tôi tại Syria vậy".

"Cả gia đình tôi làm việc với tôi về chuyện nầy và sự hiểu biết nầy chúng tôi chia sẻ với con cái, để một ngày kia chúng được hưởng lợi từ chuyện nầy và lại chia sẻ với con cái của chúng”, Mohamed De Mahfuz.

Còn giáo sư Ryan cho biết, những gì đang được thực hiện tại trại tỵ nạn Zaatari, trong vùng sa mạc với tài nguyên giới hạn, có thể được áp dụng rộng rãi hơn cho các môi trường đô thị trong tương lai.

“Cuối cùng tất cả chúng tôi có thể sẽ sống như thế nầy, do khí hậu biến đổi diễn ra và ai biết những gì sắp xảy đến”, Tony Ryan.

Còn đối với người tỵ nạn trong trại Zaatari, thì đây là việc tìm cách xây dựng một tương lai, khi họ đã mất nhà cửa nơi họ đã sống trước đây.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share