Nếu đã bị COVID-19, có cần chủng ngừa hay không?

A Covid19 vaccine being administered at a pop-up Covid19 vaccination clinic in Melbourne

A Covid19 vaccine being administered at a pop-up Covid19 vaccination clinic in Melbourne Source: AAP

Nếu không may quí vị có mặt trong số người Úc đã bị nhiễm COVID-19 với con số ngày càng gia tăng, quí vị có lẽ tự hỏi ‘Liệu tôi có cần chủng ngừa hay không?’. Các thông tin sau đây sẽ giải đáp nghi vấn nói trên.


Quí vị hồi phục sau khi nhiễm COVID-19, trong lúc chung quanh quí vị có hàng triệu người Úc xắn tay áo lên để chủng ngừa, thì quí vị có nên tiêm chủng hay không?

Trang mạng của Bộ Y Tế cho biết.

“Ngay cả khi đã nhiễm COVID-19, thì quí vị vẫn nên tiêm chủng vắc xin COVID-19 nhằm bảo vệ chống lại virus một lần nữa, hoặc tránh lây nhiễm cho người khác".

'Hãy kiểm tra với bác sĩ của quí vị về thời gian nên chờ đợi bao lâu sau khi khỏi bệnh, trước khi chủng ngừa COVID-19”, Bộ Y Tế.

Được biết Nhóm Cố vấn Kỹ thuật về Chủng ngừa Úc Châu gọi tắt là ATAGI đề nghị, những người đã nhiễm COVID-19 nên chờ đợi đến 6 tháng sau khi nhiễm bệnh để chủng ngừa.

“Các bằng chứng cho thấy việc nhiễm bệnh trong quá khứ làm giảm bớt nguy cơ tái nhiễm ít nhất thế giới 6 tháng".

"Các cá nhân có những triệu chứng kéo dài từ COVID-19 quá 6 tháng, có thể đi tiêm chủng trên căn bản từng trường hợp”, ATAGI.

Theo Phó Cố vấn Trưởng Y tế Úc Châu, giáo sư Michael Kidd cho biết thì cứ 10 người Úc nhiễm COVID-19, thì có một người ở trong tình trạng gọi là ‘COVID kéo dài’.

Đồng giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Virus tại Viện Nghiên cứu Y khoa Westmead ở Sydney, Giáo sư Tony Cunningham nói rằng, đối với những người nầy thì một đường lối cẩn thận là phải kiên nhẫn.

“Để cẩn trọng, khuyến nghị là không nên chủng ngừa quá sớm trong trường hợp có hiệu quả lâu dài về COVID-19”, Tony Cunningham.

Và quí vị sẽ được bảo vệ thế nào để khỏi tái nhiễm, sau khi đã khỏi bệnh từ COVID-19?

Giáo sư Miles Davenport là người đứng đầu Chương trình Phân tích Lây nhiễm tại Viện Kirby thuộc đại học New South Wales, cho biết mức độ bảo vệ ngắn hạn cũng tương tự với chủng ngừa vắc xin vậy.

“Các nghiên cứu về trường hợp nhiễm bệnh trước đây cho thấy nó cung cấp một mức độ bảo vệ, ngay khi quí vị nhận được từ AstraZeneca cũng như sự bảo vệ từ Pfizer, vào khoảng 90 phần trăm”, Miles Davenport .

Thế nhưng các cuộc nghiên cứu như vậy dựa trên các biến chủng trước đây của COVID-19, chứ không phải là Delta.

“Có lẽ ít có sự bảo vệ đối với biến chuyển Delta và sự bảo vệ cũng giảm bớt theo thời gian".

"Vì vậy chúng tôi ước lượng là sau 6 tháng, sự bảo vệ trước Delta có thể giảm xuống khoảng 50 phần trăm”, Miles Davenport .

Được biết các cuộc nghiên cứu hiện được tiến hành nhằm xem xét liệu một người nhiễm Delta sẽ phát triển sự miễn nhiễm lớn hơn, so với những người nhiễm các virus khác.

“Có khả năng là quí vị có mức độ bảo vệ cao hơn một số người khác vốn nhiễm bệnh với virus thông thường, tuy nhiên chúng tôi không có bằng chứng vào lúc nầy”, Miles Davenport .

Được biết mức độ miễn nhiễm của những người đạt được sau khi bị nhiễm COVID-19 tỏ ra khác biệt nhau.

Giáo sư Cunningham nói rằng, những bị nhiễm nặng chừng nào, thì mức độ miễn nhiễm của người nầy càng cao hơn.

“Nó khác nhau một chút về việc quí vị bị nhiễm trùng không có triệu chứng, bệnh có triệu chứng nhẹ hay bệnh nặng, cũng như khả năng miễn dịch giảm nhẹ theo tuổi do các kháng thể không tồn tại lâu ở người lớn tuổi".

"Điều này cũng đúng với những người bị tổn thương ở hệ miễn dịch”, Tony Cunningham.
"Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có cuộc thảo luận tốt đẹp nào về chuyện nầy cả”, Tony Cunningham.
Ông cho biết những người gặp nhiều nguy cơ, nên xem xét việc chủng ngừa trong vòng 6 tháng.

Còn Bộ Y Tế New South Wales đề nghị rằng, những người ở trong tình trạng có sự lây nhiễm COVID-19 cao, cũng có thể chọn cách tiêm chủng sớm hơn.

Giáo sư Cunningham cho biết, những ai chủng ngừa sau khi nhiễm COVID-19, thường có mức độ bảo vệ cao hơn những người chưa bao giờ nhiễm bệnh.

“Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, việc nhiễm COVID-19 trước đây và rồi được tiêm chủng, sẽ có hiệu quả như tiêm một mũi tăng cường, hay mũi thứ ba”, Tony Cunningham .

Tại New South Wales, Thủ Hiến New South Wales Gladys Berejiklian cho biết khi mục tiêu chủng ngừa đạt được, thì những người đã tiêm chủng sẽ được hưởng nhiều tự do hơn những người chưa chích ngừa.

Tuy nhiên chẳng có hứa hẹn nào về việc giảm bớt hạn chế cho những ai có sự miễn nhiễm tự nhiên nhờ sự nhiễm bệnh.

Bộ Y Tế New South Wales cho biết.

“Chi tiết của lộ trình tốt đẹp hơn hiện được thảo luận và Bộ Y Tế New South Wales hiện xem xét các trường hợp được miễn áp dụng cho những người trước đây đã bị chẩn đoán với COVID-19”, Bộ Y Tế NSW.

Còn giáo sư Cunningham nói rằng, cần có sự thảo luận công khai về vấn đề nói trên.

“Tôi nghĩ chuyện nầy chỉ công bằng nếu chúng ta đề nghị rằng những người không được miễn nhiễm trong 6 tháng sau khi khỏi COVID-19, thì chúng tôi nói rõ rằng họ nên tiêm chủng, cũng giống như một tỷ lệ lớn lao những người có mức miễn nhiễm tự nhiên".

"Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có cuộc thảo luận tốt đẹp nào về chuyện nầy cả”, Tony Cunningham.

Cuối cùng mọi người muốn có lời khuyên về việc chủng ngừa, nên nói chuyện với bác sĩ của mình.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share