Nghiên cứu mới cho thấy có nguy cơ tiềm tàng đối với trẻ sinh non

Trẻ sinh ra được 32 đến 36 tuần có thể chậm phát triển

Trẻ sinh ra được 32 đến 36 tuần có thể chậm phát triển Source: AAP (Danny Lawson/PA Wire)

Một cuộc nghiên cứu tại Úc tìm thấy các bé sơ sinh chào đời sớm, sẽ có nguy cơ cao trong sự trì trệ về phát triển và hạnh kiểm, hơn là được biết trước đây.


Được biết quan niệm từ trước tin rằng, trẻ em sinh ra mới được 32 đến 36 tuần lễ, không bị những khó khăn đáng kể nào cả.

Hầu hết các bà mẹ rất sung sướng khi con cái của họ được khỏe mạnh.

Thế nhưng cuộc nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Melbourne tiết lộ rằng, các bé sơ sinh sinh ra sớm có thể đối phó với nhiều thách thức hơn người ta nghĩ trước đây.

Việc nầy bao gồm những chậm trễ trong việc phát triển các khả năng về vận động, khả năng nhận thức, về ngôn ngữ và có thể thích ứng trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau.

Bà Sarah Logie mẹ của bé trai Elliot, sinh ra lúc được 32 tuần lễ, nói rằng bất chấp các hoàn cảnh của con bà được sinh ra, nay bà chú tâm đến việc chăm sóc cho cháu mà thôi.

" Việc các bậc phụ huynh biết rằng, những nguy cơ có thể xảy ra gấp 3 lần đối với bé sơ sinh chào đời quá sớm là điều thật tốt, điều đó không có nghĩa là tất cả trẻ em sẽ trải qua những chuyện đó, thế nhưng chuyện nầy có thực và có nghĩa là, chúng ta có thể chuẩn bị cho chính mình những kiến thức phù hợp và đạt được sự hỗ trợ thích hợp, cũng như can thiệp sớm của cả hệ thống".

"Đồng thời, con tôi là một đứa trẻ khác biệt và sẽ phát triển một cách từ từ và chậm hơn", bà Sarah Logie mẹ của bé trai Elliot nói.

Các nhà nghiên cứu xét đến 200 bé sơ sinh chào đời sớm, mới được từ 32 đến 36 tuần lễ với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành và theo dõi cho đến bé được 2 tuổi, họ cảm thấy là đã không đầy đủ trong tiến trình nghiên cứu đã được đề ra.

Các cuộc nghiên cứu trước đây có khuynh hướng nhắm vào các bé sơ sinh chào đời rất sớm, với tin tưởng rộng rãi  được chấp thuận là hầu hết trẻ em sinh sớm cho đến các bé chào đời đúng ngày, đều không trải qua bất cứ hậu quả tai hại nào cả.

Phó Giáo sư Jeanie Cheong nói rằng, các hậu quả nầy có thể tiếp tục khi đửa trẻ lớn lên trong thời thơ ấu.

"Có các bằng chứng cho thấy, khi có sự can thiệp sớm vào độ tuổi trước khi đến trường, có tính chất hữu hiệu đối với các kết quả được cải thiện".

"Chúng tôi hy vọng là có những tiên đoán sớm, trước tuổi các cháu đến trường và có thể xác định, trẻ em nào gặp nhiều nguy cơ".

"Với kết quả nầy vào lúc bé được 2 tuổi, chắc chắn đó là trách nhiệm của chúng ta đối với các bé nầy và gia đình, để cho họ thêm thông tin về những gì xảy ra khi chúng lớn lên".

"Như chúng ta đều biết, tuổi đi học là thời điểm hết sức quan trọng khi các trẻ học hỏi các kỷ năng mới, được sống trong một môi trường mới và đối phó với với các tương tác xã hội mới", Phó Giáo sư Jeanie Cheong nói.
"Chúng ta cần suy nghĩ không chỉ các kết quả ngắn hạn, mà là những hậu quả trong dài hạn và phúc trình nầy chắc chắn thúc giục chúng ta, hãy xem xét lại một vài các thực hành của chúng ta hiện nay", Giáo sư Jonathan Morris.

Bà cho biết, trong khi không phải tất cả các đứa trẻ sẽ trải qua những vụ chậm phát triển, thì những nhà cung cấp việc chăm sóc y tế ghi nhận những gì khám phá có ý nghĩa gì, đối với việc chăm sóc các bệnh nhân của họ như thế nào.

"Nguy cơ về sự chậm trễ trong phát triển, nên được xem là một yếu tố trong bất cứ quyết định nào, đối với việc sinh sớm các bé được 32 đến 36 tuần lễ".

"Tôi biết chuyện nầy đã xảy ra rồi và chắc chắn là các bác sĩ cũng như hộ sinh, đều biết rất rõ về các nguy cơ gia tăng đối với sự phát triển bị chậm trễ, thế nhưng các quyết định về phụ khoa liên quan đến việc sinh sớm là rất phức tạp, do phải xét đến rất nhiều yếu tố, trong đó việc nầy nên xem là một điều kiện để quyết định", phó Giáo sư Jeanie Cheong nói.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ muốn tiếp tục việc thẩm định các trẻ nhỏ, sẽ được 8 tuổi vào năm nay trên khắp nước Úc.

Giáo sư Jonathan Morris thuộc trường Phụ sản và Sản Khoa, đại học Hoàng gia Úc châu cũng đồng ý rằng, các kết quả khám phá có thể thay đổi  những hướng dẫn về  phụ khoa hiện thời.

"Những gì thực sự quan tâm qua những khám phá của phúc trình nầy, là những vụ sinh nở chỉ hơn sớm hơn 37 tuần lễ, việc nầy hiện ngày càng gia tăng tại Úc và đó là do nhận thức rằng, các trẻ em nầy sẽ ít bị các nguy hiểm trong dài hạn".

"Đây là bản phúc trình mạnh mẽ nhất mà chúng ta có hiện nay và cho chúng ta biết rằng, quan điểm đó là sai lầm".

"Có nhiều bằng chứng cho thấy, các hướng dẫn về những hành động đó trong ngắn hạn khi các bé sơ sinh hoạt động thế nào trong bệnh viện, thế nhưng là một bác sĩ sản khoa và những người khác trong dưỡng đường phụ sản, chúng ta cần suy nghĩ không chỉ các kết quả ngắn hạn, mà là những hậu quả trong dài hạn và phúc trình nầy chắc chắn thúc giục chúng ta, hãy xem xét lại một vài các thực hành của chúng ta hiện nay", Giáo sư Jonathan Morris nói.





Share