Nhịp sống đã trở lại bình thường đối với người dân New Zealand, các buổi đấu bóng bầu dục chật kín người xem ở sân vận động; nhà hàng, quán bar trở lại thời kỳ nhộn nhịp đông đúc như chưa từng có đại dịch xảy ra.
Thế nhưng vẫn có những lo ngại cho quốc gia ở nam Thái Bình dương với 5 triệu cư dân này, lo ngại lại một lần nữa quốc gia này lại bị virus quật ngã nếu không có sự chuẩn bị cho những đợt bùng phát có thể xảy ra.
New Zealand đã đẩy lùi dịch bệnh bằng cách áp dụng luật phong tỏa nghiêm ngặt từ cuối tháng Ba, khi mà cả quốc gia mới chỉ có khoảng 100 người bị nhiễm COVID-19.
Và ngay lập tức biện pháp này đã chặn đứng sự lây lan của virus.
Tính đến nay, tổng số ca nhiễm virus ở New Zealand ghi nhận được chỉ hơn 1.500 người và con số tử vong do virus cũng chỉ có 22 ca.
Trong suốt 3 tháng qua, các ca nhiễm mới chỉ là số ít ỏi những người từ nước ngoài trở về, và họ cũng đã được cách ly ngay tại cửa khẩu.
Góp phần vào thắng lợi này không thể không nhắc đến tài lãnh đạo của Thủ tướng Jacinda Ardern. Bà đã làm yên lòng người dân trong thời kỳ phong tỏa bằng những buổi cập nhật ngắn gọn tình hình dịch bệnh mỗi ngày, và không quên đi kèm đó là thông điệp “Go hard and go early” (tạm dịch là Càng mạnh tay chống virus, càng sớm đẩy lùi dịch bệnh)
Vào chủ nhật vừa rồi, Thủ tướng đã chúc mừng New Zealand đánh dấu 100 ngày không có virus, nhưng cũng không quên nhắc nhở người dân vẫn phải luôn thận trọng.
"100 ngày là quãng thời gian đáng ghi nhận, nhưng cũng đừng đánh giá thấp rủi ro. Tất nhiên khi sống trong một thế giới mà tình hình dịch bệnh vẫn gia tăng thì rủi ro vẫn còn, nhưng dù sao đây cũng là một thành tựu của chúng ta.”
Nền kinh tế New Zealand đã tiến xa hơn nhiều so với dự đoán.
Quốc gia này đã kiểm soát để duy trì tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4%, mặc dù các chuyên gia kinh tế cho rằng con số này không đã không tính các công việc bị mất, và tình hình việc làm có khả năng sẽ trở nên tệ hơn sau khi chương trình tài trợ thất nghiệp của chính phủ sẽ chấm dứt vào tháng sau.
Các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy sự ủng hộ dành cho đảng Lao động của bà Ardern đang dẫn trước trong bối cảnh quốc gia này đang tiến tới cuộc bầu cử chung vào tháng sau.
Thế nhưng ngành du lịch quốc tế của New Zealand có thể nói đã hoàn toàn sụp đổ khi quốc gia này trở nên tách biệt với thế giới hơn bao giờ hết.
Chính phủ của bà Ardern vẫn do dự trong việc mở cửa lại biên giới cho bất kỳ quốc gia nào khác, và thậm chí các quốc gia khác cũng cũng chưa có ý định mở cửa biên giới với New Zealand.
“Nên nhớ rằng tôi không tin là có một quốc gia nào đó hiện đang phải đối phó COVID-19 lại được như chúng ta, đẩy lùi virus ra khỏi biên giới trong một khoảng thời gian như chúng ta. Điều này cho thấy đây là chuyện rất khó kiểm soát và chúng ta cần vững vàng.”
Giáo sư Michael Baker chuyên về Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Otago nói rằng New Zealand cần phải nhìn vào tương lai
“Chúng ta thực sự phải tính đến chuyện thế giới hậu đại dịch, nó rất khác với những gì chúng ta từng biết. New Zealand là một trong vài quốc gia ít ỏi trên thế giới không có virus lây lan, nhưng vẫn nằm trong một thế giới đang phải sống cùng với virus, do đó điều này đặt ra những thách thức. Từ nay trở đi, việc quản lý biên giới rõ ràng là một vấn đề thiết yếu. Nếu chúng ta muốn kết nối với thế giới thì người dân tất nhiên phải đi qua lại biên giới, từ đó sẽ có nhiều thách thức trong việc quản lý.”
Kinh nghiệm của một số quốc gia như Việt Nam hay Úc đều cho thấy virus bùng phát trở lại dễ dàng như thế nào, và tình hình sẽ trở nên khó khăn như thế nào khi phải kiểm soát dịch bệnh một lần nữa.
Nhưng dù sao đi nữa thì thành tựu 100 ngày không có coronavirus vẫn là điều mà người dân New Zealand đều cảm thấy biết ơn và tự hào.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại