Ali Tun, một người nhập cư từ Iran vẫn đang làm quen với cuộc sống mới ở Úc.
Anh chuyển đến Melbourne với visa dành cho một công nhân lành nghề vào năm ngoái và nói rằng anh ấy cảm thấy may mắn khi có một công việc trong đại dịch coronavirus, vì biết rằng rất nhiều người khác đã mất việc.
"Giống như những người khác, tôi rất lo ngại về dịch bệnh, tôi cố gắng giữ một khoảng cách với người khác. Tôi cố gắng không chạm vào nhiều thứ ở nơi công cộng và luôn ở nhà.
Anh Tune là một trong 130 người di cư và người tị nạn đã tham gia vào một cuộc khảo sát gần đây do tổ chức hỗ trợ định cư AMES Australia ủy quyền.
Nghiên cứu này đã phát hiện 77% số người được hỏi có mức độ lo lắng cao hoặc vừa phải về coronavirus.
Giám đốc điều hành của AMES Australia, Cath Scarth, cho biết con số này so với 57% người dân trong cộng đồng Úc rộng lớn hơn trong một cuộc khảo sát gần đây của YouGov về tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.
"Một trong những mối quan tâm của họ là việc không có đủ thông tin. Do đó họ cảm thấy lo lắng hơn, gần một phần ba cảm thấy họ không có đủ thông tin về đại dịch. Vì vậy nếu chúng ta không được thông tin chính xác thì rõ ràng là khả năng lo lắng sẽ tăng lên."
Bà Scarth nói rằng những người chạy trốn khỏi các quốc gia bị chiến tranh tàn phá hoặc đàn áp cũng có nhiều khả năng lo lắng, khi các biện pháp phong tỏa chặt chẽ giống như một nhắc nhở về quá khứ của họ.
Nhưng cuộc khảo sát cho thấy tổng thể, những người nhập cư và người tị nạn mới đến đang tin tưởng vào phản ứng của chính phủ Úc trước cuộc khủng hoảng và rất tuân thủ các hạn chế xa cách xã hội.
Bà Scarth nói rằng điều này cho thấy người nhập cư và người tị nạn rất muốn làm điều đúng đắn trong xã hội khi đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng.
"Ngoài ra, một tỷ lệ lớn người khảo sát cảm thấy rất tự tin về việc mọi thứ sẽ trở lại bình thường và lạc quan về tương lai."
Gần một nửa số người tham gia khảo sát đã trích dẫn ngôn ngữ là rào cản lớn trong việc tiếp nhận thông tin trong khi 31% cho biết họ không biết tìm ở đâu.
Hơn một phần ba cho biết họ chủ yếu nhận thông tin về cuộc khủng hoảng từ trên mạng.
Anh Tune, người có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Farsi, nói rằng ông thấy các thông tin bằng hình ảnh (infographics) trên trang web của Bộ Y tế Liên bang và các trang mạng xã hội rất hữu ích.
"Tôi tìm thấy tất cả các tin nhắn của chính phủ bằng infographic, chúng rất dễ tìm, tôi cũng thấy một số thông tin bằng tiếng Farsi trên Instagram và Facebook."
Chỉ 12% những người được khảo sát cho biết họ chủ yếu lấy thông tin từ các phương tiện truyền thông ở nước họ.
Trên khắp nước Úc, những chỗ ở tạm thời đã giúp những người vô gia cư an toàn và sống sót trong suốt đại dịch COVID-19.