Người Georgia phản đối việc thông qua 'Luật Nga'

Protests continue after 'foreign agents' bill passed into law in Georgia

Georgians protest against a draft bill on 'foreign agents' in front of the Parliament building in Tbilisi Source: AAP / DAVID MDZINARISHVILI/EPA

Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Georgia để phản đối dự luật 'ảnh hưởng của nước ngoài', được mệnh danh là 'Luật Nga', mà các nhà phê bình cho rằng đe dọa quyền tự do ngôn luận và có thể cản trở nguyện vọng Liên minh châu Âu của Georgia. Dự luật được Quốc hội thông qua với tỷ lệ chênh lệch lớn, đã gây lo ngại quốc tế và có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Georgia, nếu không bị Tổng Thống Georgia phủ quyết.


Hàng trăm người biểu tình đã chặn đường cao tốc chính ở Tbilisi thuộc quốc gia Georgia, sau khi các chính trị gia thông qua dự luật 'ảnh hưởng của nước ngoài', gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ trong nhiều tuần.

Các nhà phê bình gọi đây là mối đe dọa kiểu Nga, đối với quyền tự do ngôn luận.

Dự luật yêu cầu các phương tiện truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm phi lợi nhuận khác, phải đăng ký với tư cách là các thực thể theo đuổi lợi ích của một thế lực nước ngoài, nếu họ nhận được hơn 20% nguồn tài trợ từ nước ngoài.

Trong số những người tham gia biểu tình có cựu Chủ tịch Ngân hàng Georgia, là ông Irakli Kadagidze.

"Về căn bản ý tưởng chính là chính phủ Georgia, mà bây giờ có thể được gọi một cách công khai là chính phủ Nga, đã quyết định chuyển hướng chính sách đối ngoại sang Nga và họ đã sao chép các luật tương tự mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra, vì vậy dự luật được gọi là ‘ảnh hưởng của nước ngoài’.

"Và như bạn có thể thấy, có rất nhiều cuộc biểu tình phản đối điều đó đang diễn ra”, Irakli Kadagidze.

Ông nói rằng, dự luật có thể ảnh hưởng tiêu cực, đến nỗ lực để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu của Georgia.

"Chúng tôi ở đây để phản đối và sẽ phản đối đến cùng, bởi vì việc gia nhập EU là nguyện vọng của chúng tôi và chúng tôi muốn sử dụng cơ hội lịch sử này, để mở rộng EU vào năm 2030".

"Vì vậy cuộc tranh đấu này đối với chúng tôi, là một điều gì đó rất quan trọng, nó sẽ không dừng lại và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng”, Irakli Kadagidze.

Có khoảng 1 ngàn người biểu tình đã biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội giữa sự hiện diện đông đảo của cảnh sát trong cuộc tranh luận, họ đã hét lên 'Nô lệ!' và 'Người Nga!', sau khi nghe dự luật đã được thông qua với tỷ lệ bỏ phiếu từ 84 phiếu thuận với 30 phiếu chống.

Trong số những người biểu tình có ông Irakli Beradze.

"Người dân Georgia luôn luôn được tự do".

"Chúng ta luôn muốn lấy lại tự do, và tôi không biết tại sao Putin hay những quan chức chính phủ được Nga tài trợ đang ngồi trong Quốc hội lại nghĩ rằng, họ sẽ là những người tước đoạt tự do của chúng ta, bởi vì chúng ta là người Georgia, chúng ta là người châu Âu và chúng tôi sẽ luôn đấu tranh cho tự do của mình".

"Họ sẽ không bao giờ chiến thắng, Nga sẽ không bao giờ lấy đi những gì họ muốn lấy từ chúng tôi, Ukraine hay bất kỳ quốc gia nào khác, bởi vì người dân có tiếng nói và hôm nay bạn có thể nghe thấy tiếng nói đó trên đường phố trước Quốc hội”, Irakli Beradze.
Việc thông qua luật 'Minh bạch ảnh hưởng của nước ngoài', tạo ra sự đảm bảo mạnh mẽ cho hòa bình và ổn định lâu dài ở Georgia và khắc phục cái gọi là sự phân cực, vốn là điều kiện cần thiết để Georgia hội nhập vào Liên minh châu Âu, Irakli Kobakhidze.
Ít nhất 13 người bị bắt trong cuộc biểu tình, trong đó có một công dân Nga và hai người Mỹ.

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc là Karine Jean-Pierre cho biết, Hoa Kỳ rất quan ngại.

“Chúng tôi vô cùng quan ngại về ‘luật đặc vụ nước ngoài kiểu Điện Kremlin’ của Georgia, vừa được thông qua".

"Quốc hội và chúng tôi mong đợi Tổng Thống Georgia sẽ phủ quyết nó".

"Mặc dù không rõ liệu Quốc hội có cố gắng loại bỏ quyền phủ quyết tiềm năng hay không, nhưng chúng tôi đã thẳng thắn về mối quan ngại của chúng tôi đối với đạo luật đi ngược lại các giá trị dân chủ và sẽ đẩy Georgia ra xa các giá trị của Liên minh châu Âu và cũng đừng quên NATO”, Karine Jean-Pierre.

Bà nói thêm rằng nếu luật được thông qua, nó có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Georgia.

“Người dân Georgia đã bày tỏ quan điểm của họ về luật này, khi biểu tình trên đường phố, như tất cả các bạn đã đưa tin. Cuối tuần này chúng tôi đã chứng kiến một số cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Georgia, với hàng chục ngàn người biểu tình ôn hòa không nản lòng trước các chiến thuật đe dọa, yêu cầu chính phủ của họ phản đối đạo luật này, vì họ muốn có một tương lai với Châu Âu và Đại Tây Dương".

"Chúng ta sẽ xem những gì Quốc hội sẽ làm, nhưng nếu đạo luật này được thông qua, nó sẽ buộc chúng ta phải đánh giá lại về căn bản mối quan hệ của chúng ta với Georgia”, Karine Jean-Pierre.

Trong khi đó Thủ tướng Georgia là ông Irakli Kobakhidze nói rằng, dự luật này là cần thiết để ngăn chặn những gì chính phủ coi là các tác nhân nước ngoài có hại, đang cố gắng gây bất ổn chính trị ở quốc gia Nam Caucase với 3,7 triệu dân này.

"Hôm nay là ngày quan trọng nhất trong việc củng cố độc lập, chủ quyền của nước ta".

"Việc thông qua luật 'Minh bạch ảnh hưởng của nước ngoài', tạo ra sự đảm bảo mạnh mẽ cho hòa bình và ổn định lâu dài ở Georgia và khắc phục cái gọi là sự phân cực, vốn là điều kiện cần thiết để Georgia hội nhập vào Liên minh châu Âu”, Irakli Kobakhidze.

Mặc dù dự luật đã được thông qua tại Quốc hội, nhưng giờ đây nó sẽ được chuyển đến Tổng thống Salome Zourabichvili, mà nhiều người nói rằng bà sẽ phủ quyết nó, nhưng quyết định của bà có thể bị bác bỏ bởi một cuộc bỏ phiếu khác trong Quốc hội, do đảng cầm quyền và các đồng minh của họ kiểm soát.

Share