Lắng nghe là chìa khóa giải quyết vấn đề
Khi cho con đi học mẫu giáo, cha mẹ có trăm ngàn mối lo khác nhau. Một trong những mối lo lớn là sợ con mình bị bạn đánh hoặc con mình đánh bạn. Cha mẹ sợ con bị đau, bị thiệt thòi, bị bắt nạt, trở nên nhút nhát hoặc sợ con trở thành người bạo lực, thích dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề…
Tiến sĩ Khánh Trần, giảng viên trường đại học Asia Pacific international College (Australia) chia sẻ cô từng vô cùng lo lắng, hồi hộp mỗi khi thấy điện thoại ở nhà trẻ và trường mẫu giáo của con gọi đến khi mình đang ở nơi làm việc. Điều đó có nghĩa là hai con gái Susie và Sophie của cô có “chuyện không hay ở trường”.
“Các con đi học về bị trầy xướt, xây xát, đứt tay là chuyện thường xuyên. Sophie lúc nhỏ đi học, có lần cũng bị cô gọi điện kể lại có xô xát với bạn bè”, chị Khánh Trần nhớ lại.
“Ở Úc, theo quy tắc, khi trẻ có xây xát hoặc va chạm với bạn bè đều được cô giáo thực hiện “incident report” (bản báo cáo về các tai nạn ở trường). Khi con có va chạm, cha mẹ nên hỏi xin cô giáo để đọc qua các bản báo cáo này, đồng thời trò chuyện với cô để hiểu thêm câu chuyện.
Khi trở về nhà, tinh thần con thoải mái hơn, mình sẽ trò chuyện cùng con để hiểu thêm câu chuyện từ góc độ của con”.
Trẻ con thường nói chuyện không đầu, không đuôi, do đó tiến sĩ Khánh Trần cho rằng cha mẹ cần phải kiên nhẫn lắng nghe và để con tự kể chuyện theo suy nghĩ của mình.
“Bất kể câu chuyện xảy ra thế nào, dù con bị bạn đánh hay con đánh bạn, mình cũng có thể rút ra một câu chuyện rõ ràng và tìm cách giải quyết. Ví dụ con đánh bạn vì giành đồ chơi, cách giải quyết là nhường nhịn nhau, hoặc nếu con va chạm bạn bị té ngã, thì lần sau con cẩn thận hơn.”
“Mình tập trung vào việc tìm cách giúp con giải quyết vấn đề, hơn là tìm hiểu ai đánh ai, vì sao lại như vậy, để con không sợ hãi, đánh giá được tình huống và nếu chuyện này xảy ra nữa thì con biết cách xử lý.Nhiều khi cô giáo kể câu chuyện theo một kiểu khác và con có cách suy nghĩ của con, lắng nghe là cách mình hiểu con nhiều hơn.
Trẻ con thường nói chuyện không đầu, không đuôi, do đó tiến sĩ Khánh Trần cho rằng cha mẹ cần phải kiên nhẫn lắng nghe và để con tự kể chuyện theo suy nghĩ. Source: Getty
“Mình tập trung vào việc tìm cách giúp con giải quyết vấn đề, hơn là tìm hiểu ai đánh ai, vì sao lại như vậy, để con không sợ hãi, đánh giá được tình huống và nếu chuyện này xảy ra nữa thì con biết cách xử lý".
Khi con càng lớn thì câu chuyện càng trở nên phức tạp và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh hơn, việc tạo thói quen nghe con kể những câu chuyện vu vơ, lắng nghe cảm nhận của con từ nhỏ thì sau này khi con lớn lên con sẽ chia sẻ với mẹ một cách tự nhiên.”
Con sẽ sợ trường, ghét bạn, không thương cô giáo?
Nguyên nhân trẻ con mẫu giáo đánh nhau thường ít khi xuất phát từ sự thù hận, cố tình mà chỉ là cách bộc phát sự tức giận. Các con đang chơi thì có bạn giành mất đồ chơi, chúng tức giận giành lại hoặc xô bạn, đánh bạn.
Theo tiến sĩ Khánh Trần, điều này hoàn toàn tự nhiên vì “trẻ hầu như chưa biết những cách tích cực hơn để xử lí cảm xúc và giải quyết vấn đề như thương lượng, nói chuyện, nhờ người khác giúp nên chỉ còn biết dùng cách bản năng nhất mà chưa biết nghĩ đến hậu quả, cảm xúc của người khác”.
Việc trẻ con đánh nhau nếu không giải quyết tốt từ đầu thì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lí và tính cách của bé sau này.
“Mình luôn tập trung vào việc giúp con học hỏi được điều gì sau những kinh nghiệm đó, thay vì ăn miếng trả miếng. Cha mẹ luôn có xu hướng bảo vệ, bao bọc con. Thế nhưng sau này khi con ra đời, con sẽ va chạm rất nhiều. Cách tốt nhất là dạy con xử lý tình huống, đối phó với khó khăn.
“Thay vì chọn cách đổ lỗi cho một ai đó, con té thì đỗ lỗi cho cái sàn, con bị đánh thì đổ lỗi cho thầy cô. Việc này sẽ khiến con sợ trường lớp, ghét bạn, nghĩ cô không thương mình và luôn phản ứng mạnh với mọi tình huống, thay vì tìm cách giải quyết, chịu trách nhiệm về hành động của bản thân”.
Nhiều cha mẹ chỉ trích cô giáo là không trông các con chu đáo hay chỉ trích bé kia cố tình, không được dạy dỗ đàng hoàng. Thế nhưng, tiến sĩ Khánh Trần, bà mẹ có hai con gái, cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến con và mối quan hệ của bé với cô giáo.
“Thay vì chọn cách đổ lỗi cho một ai đó, con té thì đỗ lỗi cho cái sàn, con bị đánh thì đổ lỗi cho thầy cô. Việc này sẽ khiến con sợ trường lớp, ghét bạn, nghĩ cô không thương mình và luôn phản ứng mạnh với mọi tình huống, thay vì tìm cách giải quyết, chịu trách nhiệm về hành động của bản thân”.
“Khi đó con sẽ coi trường học là nơi không an toàn, cô giáo và bạn là những người có thể làm mình đau và không thích đi học”, Khánh Trần cho biết.
Chị Khánh Trần nhấn mạnh các cô giáo ở nhà trẻ, mẫu giáo được đào tạo để giúp bé phát triển kỹ năng xã hội, xử lý cảm xúc. Khi chuyện va chạm xảy ra, các cô giáo sẽ giúp các con có cơ hội học cách giải quyết vấn đề.“Không giống như ở Việt Nam, các cô sẽ yêu cầu mỗi bạn ra mỗi góc tường đứng khoanh tay. Các cô ở Úc sẽ cho hai bạn được ngồi lại với nhau, gọi tên cảm xúc mà mình gặp phải, tìm cách giải quyết và trò chuyện với nhau”.
Tiến sĩ Khánh Trần cùng hai con gái Sophie và Susie Source: Supplied
Việc cha mẹ chỉ trích cô giáo là không trông các con chu đáo hay chỉ trích bé kia cố tình, không được dạy dỗ đàng hoàng chỉ càng khiến sự việc nghiêm trọng hơn, chứng tỏ cha mẹ hoàn toàn không hiểu tâm lí con trẻ, khiến quan hệ của bé với cô giáo và bạn bè tồi tệ đi.
Tiến sĩ Khánh Trần nhấn mạnh “con dành thời gian rất nhiều ở trường, nếu con yêu mến cô giáo và bạn bè, con sẽ học được rất nhiều điều tốt đẹp ở đây”.
“Khi một chuyện xảy ra, mình sẽ dạy con tìm cách nhìn lại câu chuyện, để xem có cách nào giải quyết tốt hơn hoặc khiến chuyện xấu không xảy ra”.
Việc này sẽ tạo phản xạ tốt cho con khi gặp vấn đề và con sẽ không nuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực”.
Khi trẻ đánh nhau có nghĩa là trước đó có một vấn đề mà trẻ không biết dùng cách nào để giải quyết nên đã dùng đến cách xô xát. Để giải quyết dứt điểm thì bé cần biết vì sao không nên đánh nhau và những cách để giải quyết vấn đè mà không cần đánh nhau.
“Không giống như ở Việt Nam, các cô sẽ yêu cầu mỗi bạn ra mỗi góc tường đứng khoanh tay. Các cô ở Úc sẽ cho hai bạn được ngồi lại với nhau, gọi tên cảm xúc mà mình gặp phải, tìm cách giải quyết và trò chuyện với nhau”.
Giải pháp của TS Khánh Trần là hãy để bé đưa ra ý kiến của mình. Nếu bé không thể đưa ra một giải pháp khác hoặc giải pháp của bé không phù hợp thì cha mẹ hãy phân tích và đưa ra giải pháp của mình như xô bạn ra, chạy đi, gọi cô giáo, hét lên, mắng bạn là không tốt.
Nếu con bạn thường là bị bạn đánh, hãy hướng dẫn bé những cách né tránh và tìm sự trợ giúp, không ngồi yên để bạn đánh.
Cha mẹ nên nói chuyện rõ ràng với con về bạo lực. Có thể bắt đầu bằng một vài cuốn sách như “Thô bạo, ôi đau quá!”, “Cuốn sách nhỏ về bạo lực” hoặc cùng thảo luận lúc con đang xem một clip trên Youtube có cảnh đánh nhau bạo lực.
Trường học là một xã hội thu nhỏ nơi trẻ có nhiều mối quan hệ hơn và thể hiện bản thân mình qua các mối quan hệ đó khá rõ ràng. Vì thế, đây là nơi để trẻ học hỏi những cách xử lí cảm xúc, giải quyết vấn đề với sự trợ giúp từ cha mẹ và thầy cô.
Hai con gái của chị Khánh Trần là Sophie và Susie đang theo học karate. Chị Khánh Trần chia sẻ con luôn được các võ sư dạy về cách phòng vệ, và luôn tìm cách kêu cứu khi bị người khác tấn công, thay vì dùng đến bạo lực.