Hội nghị bắt đầu vào ngày chủ nhật 3/10 và tiếp tục cho đến hôm nay thứ ba 10/10 rồi bế mạc.
Chủ tịch FECCA cho rằng sự đa dạng khiến mọi người mạnh mẽ hơn và không nên sợ hãi về tính chất nầy, tuy nhiên liệu những người khác có chia xẻ quan điểm nầy hay không?.
Tài tử và cũng là nhà văn Jenevieve Chang từ Đài loan đến Sydney hồi thập niên 1980 lúc cô mới lên 4 tuổi.
Ba thập niên sau, cô viết hồi ký về gia đình, nạn kỳ thị chủng tộc và quá trình cô trở thành người lớn, có tên là The Good Girl of Chinatown, tạm dịch là "Cô Gái Ngoan của Chinatown".
Trong bài diễn văn đọc trước đại hội thường niên của Liên đoàn Các Cộng đồng Sắc tộc Úc châu gọi tắt là FECCA, nhóm họp tại Darwin, cô đề cập đến nỗi đau bị kỳ thị.
"Cộng đồng cần phải tỏ ra có trách nhiệm về cách thức mà chúng ta đối phó với nạn kỳ thị chủng tộc, bởi vì các hậu quả lớn lao xảy ra hàng thế hệ và cũng ảnh hưởng đến các cộng đồng khác nữa".
"Chủng tộc là một ý niệm chứ không phải là một sự kiện thực tế, vì vậy cách thức nó biểu lộ rất khác biệt so với những sợ hãi khiến cho người nầy có thái độ khác biệt đối với người kia".
"Dĩ nhiên tôi đề cập đến sự kỳ thị đã xảy đến cho tôi vốn là một người gốc Á lớn lên tại Úc vào thập niên 1980, cách thức mà nạn kỳ thị đã ảnh hưởng đến gia đình tôi", Jenevieve Chang.
Việc kỳ thị diễn ra dưới nhiều hình thức, người chồng của cô đến tử Phi châu và cô cho biết, anh nầy chẳng bao lâu nhận thấy cha mẹ cô có thái độ kỳ thị với anh nầy.
"Chúng tôi luôn luôn có những mối quan hệ hết sức khó khăn, đầu tiên chuyện nầy chẳng khiến tôi quan tâm cho lắm, bởi vì cha mẹ tôi không bao giờ chấp nhận một người đàn ông mà tôi hò hẹn".
"Cha mẹ tôi luôn có những định kiến của riêng họ mà tôi nghĩ thật đáng buồn".
"Khi tôi chọn kết hôn với người nầy và khi các định kiến cùa họ lên cao, nó biến thành những hố sâu hơn nữa và chuyện nầy lại càng khó khăn thêm", Jenevieve Chang.
Cô Chang cho biết cô trải qua một hình thức kỳ thị độc đáo khi trở về Trung quốc.
"Sự khác biệt khiến chúng ta mạnh mẽ hơn và chúng ta không sợ hãi những khác biệt nầy mà chúng ta phải chấp nhận cả về bản chất mà còn trong khung cảnh dị biệt đa văn hóa nữa", Joe Caputo.
Cô sống tại đó vào lúc trưởng thành và làm việc tại Thượng Hải.
"Đó cũng là chuyện kỳ thị mà tôi đã trải qua với một người có dáng dấp Trung Hoa tại ngay đất nước Trung quốc, vào lúc mà Trung quốc muốn thu nhập mọi chuyện từ Tây phương".
"Thế nhưng tôi thực sự bị từ chối tại Trung quốc và đó là sự kỳ thị mà tôi cũng cảm thấy đáng lưu ý, vì tôi trở về Trung quốc với cảm nghĩ rằng tôi sẽ được mọi người chấp nhận, do tôi cũng là một phần trong nền văn hóa thống trị ở đây, mà cuối cùng tôi cảm thấy mọi diễn xuất đều bất lợi", Jenevieve Chang.
Thế nhưng nữ chủ tịch Thanh niên Đa văn hóa thuộc lãnh thổ Bắc Úc là bà Krishna Capaque tuyên bố trước đại hội là sự kỳ thị còn đi xa hơn là sắc tộc nữa.
Bà cho biết điều quan trọng cần nhớ là nạn kỳ thị xảy ta tại một số các cộng đồng, chứ không chỉ là chuyện sắc tộc.
"Tôi không muôn chỉ nói về chuyện sắc tộc không thôi, tôi muốn đối phó với nạn kỳ thị về bất cứ lý do nào, vì vậy đó có thể là về kỳ thị về sắc tộc, về phái tính và nếu quí vị bị khuyết tật cùng các thứ khác như vậy".
"Tôi nghĩ nước Úc khá hơn và tiến bộ hơn thế nhưng FECCA phải nghiên cứu về các vấn đề nầy đang xảy ra".
"Những chuyện như vậy vẫn diễn ra và không bao giờ chấm dứt, do FECCA đại diện cho những người mà tiếng nói của họ không được nghe đến", Krishna Capaque.
Bà cho biết những thay đổi xã hội trong tương lai bắt đầu với những người trẻ hôm nay.
"Tôi nghĩ một bước tiến tới là cho những người trẻ và chuyện nầy bắt đầu từ những người trẻ, bởi vì họ hiện đối diện với nhiều vấn đề khác biệt so với các thế hệ trước đây đã gặp phải".
"Việc nầy tùy ở họ phải lên tiếng và chắc chắn rằng quan điểm của họ được nghe thấy, bởi vì trong tương lai, họ sẽ là những người lãnh đạo và sẽ ra các quyết định", Krishna Capaque.
Được biết đại hội năm 2017 với chủ tịch FECCA là ông Joe Caputo là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.
Ông nói rằng chủ nghĩa đa văn hóa tiếp tục mang lại lợi lộc cho mọi người dân Úc và nhìn nhận tính chất đa dạng quan trọng hơn bao giờ hết.
"Sự khác biệt khiến chúng ta mạnh mẽ hơn và chúng ta không sợ hãi những khác biệt nầy mà chúng ta phải chấp nhận cả về bản chất mà còn trong khung cảnh dị biệt đa văn hóa nữa", Joe Caputo.
Được biết hội nghị sẽ tổng kết các kiến nghị và bế mạc hôm nay.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại