Anh Tuấn Anh, một chủ nhà hàng ở phía tây Melbourne, cho biết thương vụ của anh đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Trước đó, nhà hàng của anh chuyên nấu tiệc cho khách, nhưng hiện nay đã chuyển sang nấu cơm phần và giao tận nhà.
“Ảnh hưởng nhiều, tại vì hồi xưa trước dịch bên anh nấu tiệc là chính. Khách thường hay đặt tiệc như là tiệc gia đình từ 4-5 người cho đến khoảng 60-70 người, thì bên anh vẫn làm và giao cho khách đều đều mỗi tuần cũng tương đối nhiều. Nhưng mà kể từ khi dịch thì đương nhiên là không được tổ chức tiệc tùng nên khách không đặt nữa, rồi mình phải chuyển hẳn qua nấu đồ ăn rồi giao đến tận nhà cho khách, và phải tăng cường những chuyến đi giao xa như là đi một vòng khắp Melbourne là khoảng 100-200 cây số. Khách cũng không lại pick up nhiều nữa, tại vì người ta cũng hạn chế đi ra đường, hoặc là người ta ở nhà người ta tự nấu ăn, nói chung là ảnh hưởng rất là nhiều.”
Thế nhưng trong cái rủi có cái may, anh cho biết mình đã thay đổi kịp thời để thích ứng với điều kiện hiện tại, trong khi một số nhà hàng khác đã phải đóng cửa vĩnh viễn vì không biết cách đăng ký giao hàng, hoặc đóng gói đồ ăn theo dạng takeaway.Việc chuyển sang hình thức giao đồ ăn qua các ứng dụng như UberEats, Doordash hay Deliveroo cũng là xu hướng chung của nhiều nhà hàng khác.
Tuan Anh has changed his business model in order to survive the COVID-19 pandemic. Source: Tuan Anh
Anh Tùng Nguyễn, chủ quán chè và các món tráng miệng Việt Nam ở trung tâm thành phố, nói với SBS Vietnamese rằng anh đã thích nghi với COVID-19 bằng cách xây dựng chương trình giao hàng của riêng mình để có thể tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng hơn.
“Khi bắt đầu dịch thì bọn em đã thấy được sự giảm sút về doanh thu cũng như lượt khách đến cửa hàng. Càng đi sâu vào dịch, khi mà các hạn chế càng nhiều hơn thì càng thấy được số lượng khách hàng bị giảm, cũng như không có nhiều người đi lại trên đường cũng như các khu vực cửa hàng của bọn em. Cửa hàng ở trung tâm thành phố chủ yếu phục vụ khách văn phòng, học sinh... thì toàn bộ những người ở văn phòng đã làm việc tại nhà và học sinh thì cũng học tại nhà, nên hầu hết là không có khách hàng và chỉ chủ yếu là giao hàng.”Không chỉ trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, mà lĩnh vực thể dục thể thao cũng bị ảnh hưởng do các hạn chế của chính phủ, nếu không muốn nói là nặng nề hơn.
Tung Nguyen (left) is the owner of Che Desserts in Melbourne, Australia. Source: Tung Nguyen
Anh Hiệp Phan, huấn luyện viên trưởng của một võ đường taekwondo, cho biết cả ba chi nhánh của võ đường đã đóng cửa từ tháng Ba tới nay.
Mặc dù đã chuyển sang dạy online thông qua ứng dụng Zoom, nhưng do đặc thù của môn thể thao này, nhiều võ sinh đã không thể tiếp tục theo học, và thu nhập của võ đường gần như bằng không.
Tuy nhiên, với niềm tin là “sau cơn mưa trời lại sáng”, anh Hiệp đã nghĩ ra nhiều ý tưởng khác nhau để lớp võ online thêm phần thú vị.
“Tập online thì tất nhiên là không có bằng tập face-to-face, cho nên anh cũng cố gắng tạo ra nhiều hoạt động dành cho mấy em nhỏ. Những lớp nhỏ của mấy em có những hoạt động vui giống như là được mặc pyjama lúc tập võ, hoặc là hoá trang thành siêu anh hùng để tập võ, rồi anh có mấy hoạt động giống như là cho thi tô màu... Rồi mấy lớp mà lớn hơn chút xíu nữa cũng có những hoạt động giống như là thi hít đất, thi gập bụng, thi đá nhanh, thử thách mặc T-shirt, thi đá nắp chai... mình cố gắng tạo cho lớp học thú vị hơn, dù là không bằng face-to-face.”
Anh cho rằng việc duy trì tập luyện trong mùa dịch là vô cùng quan trọng, không chỉ cho sức khoẻ thể chất mà còn về sức khoẻ tinh thần, vì với tình trạng bị gò bó ở nhà, nếu mọi người không làm điều gì đó tích cực thì sức khoẻ tinh thần rất dễ đi xuống.Vào Chủ nhật ngày 6/9, khi chính phủ Victoria công bố lộ trình dỡ bỏ phong toả, đồng thời kéo dài các hạn chế Cấp độ 4 thêm hai tuần nữa, đã có nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận cũng như giới kinh doanh.
Hiep Phan (left) in one of this online taekwondo classes. Source: Hiep Phan
Mặc dù cho rằng lộ trình của chính phủ không rõ ràng, rành mạch, khiến nhiều người hoang mang, nhưng anh Hiệp nói mình đã đi được hơn nửa đoạn đường rồi, chậm thêm chút nữa thì cũng không sao, nhưng nếu gấp rút thì có thể là “công dã tràng”.
“Nếu mà nhìn theo lịch trình thì mình cũng đi hơn quá nửa rồi, nên hai tuần nữa thì anh nghĩ cũng không đến nỗi tệ, nếu như mà mọi người chịu góp phần làm điều đúng đắn, hai tuần thì cũng không đến nỗi tệ. Nhưng mà nếu như mình gấp quá thì sẽ bị lại trường hợp giống như lúc trước, trước khi lockdown rồi mở lại rồi lockdown một lần nữa, thì anh nghĩ thiệt hại đó sẽ nhiều hơn nữa, không những thiệt hại về tiền bạc mà về con người nữa. Tại vì hồi lúc trước không có nhiều người mất, bây giờ thì số người mất lên hơi cao.”
The streets of Footscray are less crowded than usual during COVID-19. Source: AAP Image/Daniel Pockett
Anh Tuấn Anh cũng đồng tình trong vấn đề này, và nhận định việc kéo dài lệnh phong toả Cấp độ 4 thêm hai tuần là hợp lý.
“Bản thân anh nghĩ hai tuần này là để cho dứt điểm hẳn, để cho nó giảm hẳn thì vẫn hợp lý. Còn doanh nghiệp thì đương nhiên thêm hai tuần nữa hay không thì nó cũng y chang vậy, khách thì cũng cứ đều đều như vậy thôi. Theo anh nghĩ là như vậy, nghĩa là lockdown hai tuần nữa thì vẫn OK, miễn sao là sau đó có thể mở lại bình thường, người ta có thể ăn uống, tiệc tùng, ra đường... thì đỡ hơn. Chứ mở ra sớm, xong rồi lại bùng phát lại thì còn khổ hơn.”
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét.
Xét nghiệm sẵn có ở khắp nơi trên nước Úc. Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy ở nhà và gọi cho bác sĩ của bạn để kiểm tra, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại