Trung Quốc sang Hoa Kỳ đàm phán thương mại

US-China trade war

US-China trade war-William Potter Source: Shutterstock

Một phái đoàn Trung Quốc đã đến Hoa Kỳ để đàm phán về mậu dịch, giữa lúc căng thẳng 2 nước đang leo thang về vấn đề thuế nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù Trung Quốc đang tỏ ra mạnh mẽ và tự tin trước Hoa Kỳ, nhưng liệu với nền kinh tế mới nổi của mình, Bắc Kinh có đủ sức đương đầu với một Washington hùng mạnh?


Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa 2 nước Hoa Kỳ - Trung Quốc đang căng thẳng, một phái đoàn Hoa lục đã đến Mỹ để đàm phát nhằm hạ nhiệt tình hình, trước khi chính sách thuế quan lần thứ 2 đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực vào tuần tới.

Sau nhiều năm tăng tốc, kinh tế trung quốc đang phát triển chậm lại một cách đáng báo động. Số liệu báo cáo tháng 7 cho thấy, chi tiêu trong nước giảm sút và công tác đầu tư sụt giảm đến mức thấp nhất trong 2 thập niên qua.

Chính điều này đã tạo nên tâm lí lo ngại cho các nhà chức trách tại Trung Quốc, trong đó có bà Liu Aihua, đến từ Cục Thống kê quốc gia. 

“Từ đầu năm ngoái, chính quyền địa phương đã thắt chặt các quy định về những dự án hạ tầng cơ sở. Tương tự, đối với các chương trình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, đặc biệt là những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Dữ liệu tháng 7 cho thấy có sự sụt giảm về mọi mặt”
Ông Zhong Wei đến từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho rằng:bộ máy cầm quyền Trung Quốc đang ảo tưởng về sức mạnh quyền lực của mình.
Mối quan hệ giữ Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên căng thẳng tột độ, sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng đối với mức thuế mà Hoa Kỳ đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dự kiến sẽ có nhiều mức thuế khác sẽ được áp dụng trong một vài ngài tới, sẽ khiến triển vọng kinh tế của Trung Quốc càng thêm mờ mịt. Và điều này đã khiến nhiều người dân thủ đô Bắc Kinh lo lắng.

“Nền kinh tế đang thay đổi. Đồng nhân dân tệ đang ngày càng mất giá so với trước đây. Quốc nội Trung Quốc đang phát sinh nhiều vấn đề, và nước này cũng đang chịu nhiều áp lực từ cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy không lạc quan. Chính phủ cần phải lắng nghe ý kiến từ cộng đồng. Không thôi đến một lúc nào đó, người dân sẽ tự hành động”

Giờ là lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc hành động để trấn an người dân trong nước về một nền kinh tế đang thụt lùi. Các phương tiện truyền thông được yêu cầu không sử dụng cụm từ "cuộc chiến thương mại" khi nói đến hoạt động giao thương với Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc cũng đang cố gắng che đậy, và đánh lạc hướng dư luận về sự trì trệ của nền kinh tế nước nhà.

Giới phê bình trong nước đang đặt nghi vấn về sự hiếu thắng của Bắc Kinh khi tuyên chiến thương mại với đầu tàu kinh tế thới giới là Washington. Ông Zhong Wei đến từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho rằng:  

“Hầu hết các quan chức chính phủ và các học giả mà tôi biết đều cho rằng Trung Quốc khó có thể thắng trong cuộc chiến thương mại này. Nhiệm vụ bất khả thi. Trung quốc sẽ nhận kết cục thê thảm bởi vì họ phụ thuộc nhiều vào thị trường Hoa Kỳ”
United States and China Cargo Container Isolated. Trade war Concept
United States and China Cargo Container isolated on white background. Trade war Concept 3D render Source: iStockphoto
Ngoài ra, ông Zhong Wei cũng cho biết thêm rằng, bộ máy cầm quyền Trung Quốc đang ảo tưởng về sức mạnh quyền lực của mình.

“Suốt 3 năm qua, khi nhắc đến các dự án "Made in China" hay, dự án "Một vành đai một con đường". Tôi nghĩ rằng các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đã "thổi phòng" quá mức sự việc”

Chỉ số niềm tin vào chính phủ Trung Quốc đã giảm vào tháng trước, sau khi xảy ra vụ bê bối vacxin nhiễm độc. Vì lí do này mà người được ví như "hoàng đế" là Tập Cận Bình, đã đang bị thẩm vấn phục vụ điều tra.

Cho đến nay,  chính phủ Trung Quốc luôn rất tự hào về đường lối và chính sách của mình. Và đến nay chưa nhận bất kì sự bất mãn nghiêm trọng nào. Tuy vậy, nếu tình trạng tăng trưởng kinh tế quốc gia ngày một giảm sút thì tình hình chắc hẳn sẽ thay đổi.

Bởi Đảng cộng sản Trung Quốc nhận được sự ủng hộ, nhờ giúp kinh tế đất nước tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm. Do đó, nếu cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không được giải quyết, và tình hình kinh tế Trung Quốc vẫn giậm chân tại chỗ thì không ai có thể tiên đoán về viễn cảnh tương lai của đất nước, từng được dự đoán sẽ vươn lên, trở thành đầu tàu kinh tế của thế giới trong thế kỉ 21.

Share