Như bất kỳ bà mẹ trẻ nào, cuộc sống của Carina Vignone xoay quanh đưa con nhỏ 7 tuần tuổi của cô.
Cậu bé William của cô không hợp với những thứ sữa mà cô mua cho cháu thế nên một dược sĩ ở một cửa hàng thuốc tây mới khuyên cô thử một loại sữa bột khác và giờ thì cô lâm vào cảnh chạy ngược chạy xuôi tìm sửa cho con.
"Tôi đi từ siêu thị Coles này đến siêu thị Coles kia, qua mấy cái như vậy mà chỗ nào cũng không còn Aptimal, các kệ sữa trống trơn."
"Nói đúng ra là còn đúng một hộp nhưng mà mau một hộp rồi hộp sau chạy mua ở đâu? Ai có con nhỏ cũng biết mua sữa đâu phải mua từng hộp mà mua vài hộp để sẳn, phòng hờ."
"Thế nhưng mà hỏi ở đâu thì cũng báo hết hàng. Thật là bực mình thật và cũng bất bình nữa."
Cha của cậu bé William là Daniel Stone nói anh nhìn thấy một người đàn ông lớn tuổi chất đầy một cái túi lớn các hộp sữa bột trẻ em tại một siêu thị khác.
"Ông ta cứ chất vô túi của mình khoảng 8 đến 10 hộp và người phụ nữ đi cùng ông ta cũng liên tục lấy bỏ vô cái xe đẩy của bà ta, mà có vẻ như là không chỉ có nhiêu đó mà giống như là họ đã gom hết hàng từ Woolworths đó."
"Và lúc đó một bà mẹ khác đi vào với một đứa con nhỏ, hai người nhìn có vẻ mệt nhoài nhưng mà họ không mua được hộp sữa nào. Việc này không hay chút nào cả."
Thế nhưng có một vài người mua hàng mua còn nhiều hơn hai người vừa kể trên.
Một bà mẹ chụp lại một tấn hình cho thấy sữa bột em bé được mua với số lượng lớn tại một Woolworths.
Siêu thị này cho biết họ giới hạn số lượng bán ra là tối đa tám hộp một đầu người trong khi Coles thì chỉ cho mua nhiều nhất là 4 hộp.
Một số nhà thuốc tây có biện pháp giới hạn số lượng bán nghiêm ngặt hơn như chỉ bán tối đa hai hộp sữa có giá $25 một hộp.
Người quản lý một nhà thuốc tây ở Sydney Nerissa Burns nói đặt hàng sữa bao nhiêu cũng hết.
"Khi chúng tôi nhận ra dấu hiệu này trở nên phổ biến thì chúng tôi đã đưa đơn đặt hàng số lượng lớn rất nhiều và dù chúng tôi đặt hàng liên tục nhưng mà vẫn hết rất nhanh và không đủ bán."
"Có một cái gì đó làm cho các mặt hàng sữa này của Úc trở nên phổ biến ở các thị trường Châu Á."
Bảy năm trước hàng ngàn trẻ em Trung Quốc phải nhập viện và một số em phải thiệt mạng vì uống sữa nội Trung Quốc sản xuất.
Nguyên nhân là do sữa có trộn chất bột melamine, thường chỉ dùng để làm tô chén, đồ trong nhà bếp hay còn được dùng trong phân bón.
Heidi Han, một phóng viên ban tiếng Trung của SBS, nói từ năm 2008, các cha mẹ Trung Quốc rất cảnh giác về nguồn gốc sản xuất của các loại sữa bột em bé .
"Các cha mẹ người Trung Quốc, đặc biệt là nhũng ai có khả năng thì thường tìm cách để mua những sản phẩm chất lượng tốt của Úc cho con mình và họ sẳn sàng mua với giá cao."
"Một hộp sữa bột trẻ em chất lượng tốt có giá bán lên đến 300 nhân dân tệ tương đương với $60 ở Úc."
Tuy nhiên cô Heidi cũng cho hay là có một số cha mẹ cảm thấy mình bị chú ý .
"Theo một số thông tin trên các trang mạng xã hội, thì các bà mẹ trẻ cảm thấy ngại ngùng khi đi mua sữa mà không bồng theo con nhỏ bởi vì khi họ bước tới khu kệ trung bày sữa thì người ta nhìn họ như thể họ là những người đi gom hàng."
Một sinh viên Trung Quốc không muốn nêu tên cho hay những sản phẩm sữa bột Úc rất là phổ biến ở Trung Quốc.
Và cô cũng thừa nhận là mình đã mua gom hàng với số lượng lớn cho người thân ở quê nhà, nhưng cô phân trần là do sữa chât lượng kém mà giá lại quá cao ở Trung Quốc.
Thế nhưng ngay tại Úc những ông bố bà mẹ trẻ như Daniel Stone và Carina Vignone, tìm mua được loại sữa mà con mình đang uống và hợp với loại sữa đó là cả vấn đề.
"Đối với chúng tôi, đó là vấn đề sức khỏe của con mình. Chúng tôi thấy đi mua sữa mà con mình cần sao khó quá nhưng khổ nỗi sữa này là do dược sĩ của chúng tôi đề nghị với chúng tôi nên mua cho con mình uống."