Tạp chí Khoa học (40) Thực phẩm biến đổi gen có an toàn không?

Organic food

Source: Pixabay

Thực phẩm biến đổi gen là những loại thực phẩm có thành phần từ cây trồng được can thiệp bằng công nghệ sinh học nhằm tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay tăng hàm lượng dưỡng chất. Tuy nhiên, chúng cũng bị cáo buộc gây ung thư, hủy hoại môi trường và có rủi ro về sức khoẻ. Sự thật thế nào?


Thực phẩm biến đổi gen (genetically modified organism – GMO) vốn là một chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Một số nhà khoa học lo ngại rằng chúng có thể gây ra một số tác hại như tăng nguy cơ dị ứng, kháng thuốc kháng sinh, và gây độc cho cơ thể người.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều đang sử dụng thực phẩm biến đổi gen hàng ngày – một cách trực tiếp hoặc gián tiếp – mà không hề hay biết. Nếu bạn nấu ăn bằng dầu hạt cải (canola oil), ăn bánh quy và chocolate, uống sữa đậu nành hoặc ăn đậu hũ, thì có thể trong thành phần thức ăn của bạn có chứa thực phẩm biến đổi gen.

Đậu nành là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất sử dụng công nghệ biến đổi gen, nghĩa là DNA của nó đã được chỉnh sửa trong phòng thí nghiệm và đem trồng tại các nông trại. Trang  cho biết 90% đậu nành trên thế giới đã được biến đổi gen, và được dùng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau. 

Dầu hạt cải và sợi bông cũng là những cây trồng được biến đổi gen phổ biến ở Úc. Khoai tây chiên, bánh taco, đồ chiên và bánh kẹo nhiều khả năng là có chứa bắp hoặc khoai tây biến đổi gen từ Mỹ, cũng như củ cải đường được sử dụng trong các loại đường hóa học.

Vậy thì chúng ta có nên lo lắng hay không?

Farmers harvesting corn in Virginia, US.
Source: AAP
Một số chuyên gia thực phẩm nói rằng hiện chưa có đủ nghiên cứu về tác động lâu dài và tiềm tàng của thực phẩm biến đổi gen đối với con người.

Ông Stephen Leeder, giáo sư danh dự về y tế công cộng và y học cộng đồng tại Đại học Sydney, giải thích: “Rất nhiều cây trồng biến đổi gen được chỉnh sửa để chịu được gấp 10 lần mức độ thuốc diệt cỏ thông thường. Những chất diệt cỏ này đã được chứng minh là gây ung thư. Không ai có thể tự tin nói rằng điều này không đem lại hậu quả nào cả.”

Cô Jessica Harrison thuộc GM Free Australia Alliance thì cho rằng nhiều người Úc không biết rõ họ đang ăn thứ gì, hoặc đang cho con cái của mình ăn những gì.

“Khoảng 60% thực phẩm đã qua chế biến của chúng ta có thể chứa các thành phần biến đổi gen,” cô nói. 

“Chúng chưa bao giờ được chứng minh là an toàn. Khoảng 90% bắp Mỹ bị biến đổi gen, và nếu chúng được sử dụng để sản xuất bánh quy hoặc bánh mì tại Úc, thì nhà sản xuất không cần phải dán nhãn cảnh báo. Chính phủ không cho rằng chúng ta xứng đáng được biết.”

Cô Harrison nói các xét nghiệm ngắn hạn cho thấy thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra các vấn đề về gan, cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hệ miễn dịch. Mặc dù kết quả vẫn còn chưa ngã ngũ, cô Harrison tin rằng cần phải ngừng bán thực phẩm biến đổi gen cho đến khi các nghiên cứu dài hạn, kỹ lưỡng được hoàn thành.

Tất cả thực phẩm biến đổi gen tại Úc đều được chứng nhận an toàn theo .

Trang mạng FSANZ viết:

“Các cơ quan quản lý có một cách tiếp cận thận trọng khi đánh giá sự an toàn của thực phẩm đối với người tiêu thụ. Mỗi sửa đổi di truyền mới đều được đánh giá riêng biệt về tác động tiềm năng của nó đối với an toàn thực phẩm. 

“Cho đến nay, chúng tôi không xác định được bất cứ mối quan ngại nào về an toàn đối với các loại thực phẩm biến đổi gen mà chúng tôi đã kiểm tra. Các cơ quan quản lý thuộc các nước khác, vốn đánh giá độc lập cùng những loại thực phẩm biến đổi gen này, cũng đưa ra kết luận tương tự.”

Chẳng hạn, hầu hết các loại cải canola tại Úc đều được biến đổi gen để chống lại thuốc diệt cỏ có tên là Roundup, vốn có độc tính rất thấp đối với con người, và các chất gây ung thư cũng được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là rất thấp.
Giáo sư Ian Godwin từ Trường Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm thuộc Đại học Queensland cho biết thực phẩm biến đổi gen có thể có lợi hơn cho môi trường so với các lựa chọn thay thế.

“Hầu như mọi chỉnh sửa về mặt di truyền là nhằm giúp cho cây trồng kháng thuốc diệt cỏ,” ông nói.

“Nhờ thế nên chúng ta có thể sử dụng phương pháp trồng trọt không cày cấy (no-till agriculture), nghĩa là không cần dùng máy cày để xới đây. Các nông dân có thể tiết kiệm tiền và hạn chế sự bốc hơi của nước, giúp tiết kiệm nước.”

Nếu không cày xới đất, thì chất diệt cỏ sẽ ít bị chảy xuống mạch nước ngầm để ra biển hơn, vốn là một trong những yếu tố gây hại cho rặng san hô Great Barrier Reef.

Giáo sư Godwin nói rằng mặc dù côn trùng và cỏ dại có thể trở nên kháng thuốc hơn, do mức độ sử dụng thuốc diệt cỏ gia tăng đối với cây trồng biến đổi gen, nông dân có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau mỗi năm để giảm thiểu tác động này.

“Dù nhìn từ khía cạnh nào đi chăng nữa, thì nông nghiệp vẫn luôn là một cuộc chiến sinh học, chống lại cỏ dại, nấm, vi khuẩn,” ông nói. “Điều đó gây áp lực lên các loài vật khiến chúng chống trả lại.”

Người dân ở các nước đang phát triển đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng có thể sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực cải thiện hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất trong cây lương thực. Tuy nhiên, giá tiền của những loại thực phẩm này hiện vượt quá khả năng chi trả của các nước nghèo.

Một vấn đề khác đối với thực phẩm biến đổi gen đó là, nếu kỹ thuật di truyền được sử dụng trong quá trình sản xuất, nhưng DNA biến đổi đã được loại bỏ trước khi đưa ra thị trường, thì sản phẩm không cần phải được dán nhãn là biến đổi gen. Thịt động vật đã ăn các loại cây trồng như vậy cũng không cần phải dán nhãn biến đổi gen.

“Người tiêu thụ muốn biết, liệu biến đổi gen có được sử dụng trong quá trình sản xuất hay không, vì họ lo ngại các yếu tố về kinh tế và xã hội,” Heather Bray, một nhà nghiên cứu cao cấp của Đại học Adelaide cho biết.

“Những người quan tâm đến cách thức kinh doanh của những công ty như Monsanto (một nhà sản xuất thực phẩm biến đổi gen lớn) có thể muốn hạn chế sử dụng các công nghệ của công ty ấy. Họ cũng có thể e dè về những loại thuốc trừ sâu mà họ sử dụng.”
Người dân ở các nước đang phát triển đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng có thể sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực cải thiện hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất trong cây lương thực.
Tiến sĩ Bray nói rằng nếu lo lắng, bạn có thể chọn mua thực phẩm tươi sống hoặc có chứng nhận hữu cơ tại Úc. Người Úc thường quan tâm nhiều hơn đến chất phụ gia, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong thực phẩm hơn là biến đổi gen, nhưng chúng đều có mối liên hệ với nhau, và người tiêu thụ muốn có sự lựa chọn.

Như thường lệ, mọi cặp mắt đều đổ dồn về Trung Quốc. Khi gạo biến đổi gen sắp trở thành tiêu chuẩn cho nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (bên cạnh Việt Nam), thì nông dân trên khắp thế giới sẽ bắt đầu cảm thấy áp lực cần phải noi theo, để tăng năng suất và lợi nhuận.

Tóm lại, các nhà khoa học khuyên rằng, người tiêu thụ quan tâm đến việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen ngày càng gia tăng, có thể xem xét một vài lựa chọn khác nhau, thay vì phản đối hoàn toàn. 

Chẳng hạn, bạn có thể tìm hiểu về kỹ thuật biến đổi gen, cũng như những lợi ích mà nó đem lại ngay bây giờ và trong tương lai, khi biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm của con người. 

Bạn cũng có thể ủng hộ những nỗ lực nhằm đem lại nguồn thực phẩm an toàn và cải tiến, bên cạnh việc tìm hiểu về những tác hại không mong muốn. 

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share