Theo ước tính của BPSOS, có khoảng gần 1000 người trong có người Kinh, người H'Mong, người Ê Đê chạy sang Thái Lan lánh nạn, một số nhỏ khác sang Mã Lai.
Phần lớn họ là nạn nhân của cuộc đàn áp như cướp đất, cấm giữ đạo, cấm tự do bày tỏ ý kiến trên mạng, hay là nạn nhân của các vụ buôn người bắt đầu tháng 3 năm 2007 và tiếp diễn ở Việt Nam.
Tất cả những người này đều đang sống bất hợp pháp ở Thái Lan, và luôn phập phồng lo sợ bị trả về cho chế độ mà họ đã trốn thoát.Tuy xa quê, nhưng mỗi lúc Xuân về, họ không khỏi chạnh lòng nhớ đến những ngày đầm ấm cũ nơi quê cha đất tổ, nơi mà gia đình vợ con họ vẫn đang mỏi mòn ngóng đợi.
Một em bé tị nạn Source: Supplied
Tuần vừa qua, ông Lâm Xuân và các thân hữu ở Sydney đã bay sang Thái Lan để thăm viếng và trao quà Tết cho một số người này.
Một trong những đồng bào Thượng chạy sang Thái lan lánh nạn, anh Mười cho biết cuộc mưu sinh lén lút vất vả ở Chiang Mai không đủ ăn, phải nhờ rất nhiều vào những tấm lòng hảo tâm như nhóm ở Úc của ông Lâm Xuân.
Tuy tuyệt vọng về việc định cư, nhưng anh vẫn hằng cầu nguyện để Chúa mở lòng thương xót đến anh và những người cùng cảnh ngộ.
Ngày Tết đến nơi anh cũng chỉ gọi điện thoại về nhà ở Đắc Lắc chúc Tết vợ và nói thương nhớ các con nhiều.
Em trai anh cũng tỵ nạn ở Thái hứa sẽ gói vài món bánh ăn Tết.
Còn mục sư người H'Mong Sùng Se Hòa cho biết việc thờ phụng Chúa bị cấm đoán tại Việt Nam khiến ông phải từ Lào Cai trốn vào Sài Gòn rồi vượt biên giới sang Thái.
Tại Bangkok, ông mượn được một nhà thờ Công Giáo để làm chỗ thờ phượng và tuy được tự do giữ đạo nhưng cuộc sống trên đất Thái của các con chiên còn phải trốn tránh cảnh sát, gặp rất nhiều khó khăn.
Cộng đồng tị nạn H'mong Tin Lành vẫn đón Tết bằng những nghi thức cổ truyền như ngày còn ở buôn làng tại núi rừng Bắc Việt Nam.
Xin bấm vào phần âm thanh để nghe trọn vẹn câu chuyện mà Tuyết Lê trao đổi với ông Lâm Xuân, với đồng bào Thượng tên Mười và với mục sư H'Mong Sùng Se Hòa.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Tặng quà hai mẹ con Source: Supplied
Bà con ăn mặc tươm tất chờ nhận quà Source: Supplied
Ông Lâm Xuân và một phụ nữ tỵ nạn Source: Supplied