Điện thoại thông minh gây ảnh hưởng suốt một thập niên qua

Điện thoại thông minh đang xử dụng

Điện thoại thông minh đang xử dụng Source: AAP

Mười năm trước vào ngày 9 tháng giêng, công ty kỷ thuật điện toán khỗng lồ Apple, đã tung ra một sản phẩm được xem là cách mạng nhất thời bấy giờ, đó là chiếc điện thoại iPhone.


Chiếc điện thoại nầy đã thay đổi kỷ thuật của điện thoại di động cũng như cách thức mọi người làm việc, giao tiếp và xử lý các thông tin.

Thế nhưng sự tràn lan của kỷ thuật như vậy, lại không luôn luôn cải thiện cuộc sống của con người.

Tùy thuộc vào người nào bạn hỏi, hầu như mọi người ai ai cũng có một điện thoại thông minh.

"Tôi tán gẫu với mọi người và họ luôn xử dụng điện thoại, tôi nói chuyện với họ và cũng vào trang mạng xã hội nữa".

"Tôi tìm kiếm tin tức, xử dụng các bản đồ, vào Facebook và xử dụng Messenger để liên lạc với mọi người".

Hay là chính chiếc điện thoại thông minh, đã làm chủ bạn rồi đấy.

"Ngày nay chúng ta làm mọi thứ chuyện trên điện thoại, trả hóa đơn, đọc tin hay bài viết, đi mua sắm".

"Để trả lời câu hỏi liệu bạn có sống nổi nếu không có iphone hay không, tôi có thể trả lời là cuộc sống sẽ vô cùng vô vị", một người xử dụng smartphone nói.

Vào tháng giêng năm 2007, đồng chủ tịch công ty Apple là ông đã tung ra một chiếc , đó là một chiếc điện thoại và cũng có thể lên mạng được.

Thế nhưng thay vì hai chức năng nầy thuộc về hai dụng cụ khác nhau, chúng được kết hợp thành một.

"Những gì chúng tôi muốn làm là một bước nhảy vọt và thông minh hơn bất cứ điện thoại di động nào khác và hết sức dễ dàng để xử dụng, đó là chiếc điện thoại iPhone".

Chủ bút của trang mạng có tên là P-C World, ông Nick Ross nói rằng chiếc điện thoại iPhone đã thay đổi hết sức đáng kể, những hiểu biết của người tiêu thụ về điện thoại thông minh.

"Chúng tôi thường xử dụng điện thoại thông minh, với căn bản là có một bàn phím và nối mạng rất hạn chế. Iphone đã thay đổi cách thức mà chúng tôi lên mạng và đọc các dữ kiện".

"Kết quả là nó thay đổi các thức người ta sản xuất các phương tiện truyền thông và chúng ta thấy những tiến bộ lớn lao khi cách lên mạng di động với hệ thống 3G hay 4G, nó thay đổi cơ cấu hạ tầng, thay đổi mọi thứ", ông Nick Ross, chủ bút trang mạng P-C World nói.

Kể từ đó, Apple đã bán hơn một tỷ điện thoại iPhone, khiến nhiều công ty khác cũng chế tạo các kiểu mẫu của riêng họ.

Ông Jeremy Drumm thuộc công ty cố vấn và kiểm toán Deloitte Australia nói rằng, có khoảng 2 tỷ điện thoại thông minh hiện được xử dụng trên khắp thế giới.
"Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều đồng ý chuyện nầy và tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta tiêu tốn thời gian với mọi người, do chúng ta yêu thích điện thoại thông minh như tôi chẳng hạn, thế nhưng chúng sẽ không bao giờ thay thế cho những tiếp xúc thông thường của con người", giảng viên về báo chí tại đại học Kỷ thuật Sydney, bà Jenna Price nói.


Ông cho biết, người dân Úc là một trong những người xử dụng nổi tiếng nhất.

"Có 16 triệu điện thoại thông minh được xử dụng tại Úc và có khoảng 84 phần trăm thị trường Úc hiện xử dụng một điện thoại thông minh, vì vậy trung bình trên toàn cầu là có một tỷ lệ là 81 phần trăm những người xử dụng điện thoại thông minh".

Ông nói rằng vào cuối năm 2017, một phần ba dân số thế giới sẽ làm chủ ít nhất một chiếc điện thoại thông minh.

Trong thập niên qua, các điện thoại thông minh đã giúp đẩy mạnh việc xử dụng các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook, cũng như có công trong việc giữ một vai trò quan trọng trong các biến động chính trị, như tại Bắc Phi hay tại vùng Trung đông.

Thế nhưng ông Drumm nói rằng, trong khi điện thoại dường như ngày càng thông minh hơn, thì một số người xử dụng hiện làm những việc chẳng thông minh chút nào, với chiếc điện thoại của họ.

"Mười phần trăm chúng tôi thực sự xử dụng điện thoại khi lái xe hay khi chúng tôi đi bội băng qua đường, vì vậy chúng tôi thực sự xử dụng chúng nhiều khi trong những cách thức đáng trách nữa".

Ngoài ra cũng có vấn đề về việc, làm thế nào để việc xử dụng điện thoại thông minh, có liên hệ đến sự xâm nhập về mặt điện tử, đối với cuộc sống hàng ngày của con người.

Nhà phân tích về trang mạng xã hội và cũng là giảng viên về báo chí tại đại học Kỷ thuật Sydney, bà Jenna Price nói rằng mọi nỗ lực hiện được thực hiện tại một số các quốc gia, để giới hạn thời lượng bỏ ra trước màn hình, bao gồm cả điện thoại thông minh.

Bà cho biết tại Pháp chẳng hạn, luật lệ mới cho phép người ta không thể bị chủ nhân gọi đến, ngoài giờ giấc làm việc chính thức.

"Tại Pháp, họ đặt ra các luật lệ theo đó bất cứ ai đang làm việc, đều có thời gian được nghỉ ngơi và không thể liên lạc bằng điện thoại".

"Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều đồng ý chuyện nầy và tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta tiêu tốn thời gian với mọi người, do chúng ta yêu thích điện thoại thông minh như tôi chẳng hạn, thế nhưng chúng sẽ không bao giờ thay thế cho những tiếp xúc thông thường của con người", giảng viên về báo chí tại đại học Kỷ thuật Sydney, bà Jenna Price nói.




Share