Vào chủ nhật vừa qua, Âu Châu vừa vượt quá cột mốc đau thương với 250 ngàn người chết do COVID-19, với mức gia tăng là 44 phần trăm các ca nhiễm mới trong tuần qua.
Lệnh giới nghiêm ban đêm đã được thi hành ở Pháp vào cuối tuần nầy, trong khi Thụy Sĩ yêu cầu mọi công dân phải đeo khẩu trang trong các buổi tụ tập trong nhà.
Số tử vong của Âu Châu khiến cho vùng nầy đứng hàng thứ hai, sau châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean, nơi số tử vong vượt quá 350 ngàn người.
Trong khi đó, Anh quốc vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất xét về số người chết, chiếm 1 phần 5 số tử vong của cả Âu Châu.
Chính phủ Anh tiếp tục chiến đấu chống lại virus, với các viên chức địa phương chống lại cố gắng của các Bộ Trưởng áp đặt các hạn chế, bằng cách từ chức.
Còn Israel bắt đầu vào chủ nhật hôm qua, với việc nới lỏng việc phong tỏa lần thứ hai trên toàn quốc, sau khi có sự sụt giảm từ từ về mức độ những vụ lây nhiễm hàng ngày.
Trong khi đó hầu hết các nền kinh tế đều bị đóng cửa, thế nhưng chính phủ cho biết bắt đầu vào chủ nhật, các doanh nghiệp không có dịch vụ khách hàng, trường mẫu giáo và vườn trẻ, cũng như các công viên quốc gia và bãi biển, sẽ được mở cửa lại.
Bộ Y Tế và các bộ khác cũng bắt đầu soạn thảo các hướng dẫn, cho phép các nhóm nhỏ viếng thăm, để mở cửa lại các địa điểm thiêng liêng tại Cổ Thành ở Jerusalem, bao gồm Nhà thờ Mộ Thánh, Bức tường phía Tây và khu phức hợp được người Do Thái tôn kính là Núi Đền thờ và những người theo đạo Hồi là khu vực Al-Aqsa.
Một cư dân Jerusalem là Yigal nói rằng Thượng Đế sé giúp cho người dân Israel.
“Chúng tôi có thể thấy hàng trăm người có mặt sáng nay vào lúc mở cổng, họ đi vào đến hàng trăm người".
"Tôi tin rằng trong 1 giờ rồi 2 giờ, quí vị có thể thấy hàng ngàn chờ đợi trong nhiều tuần lễ, để được cầu nguyện tại nơi thiêng liêng nầy".
"Mặc dù có đại dịch coronavirus, chúng tôi không có lựa chọn nào trong thời gian mọi người phải ở nhà, thế nhưng nay chúng tôi tin rằng Thượng Đế sẽ giúp chúng tôi”, Yigal.
Có tổng cộng 302,832 ca nhiễm virus tại Israel và 2,190 người tử vong.
Còn tại Ý vào hôm qua chủ nhật, chính phủ xem xét lại các hạn chế mới trên toàn quốc, nhằm ngăn chận sự bùng phát của nạn dịch.
Có 179 bác sĩ chết trong cuộc khủng hoảng COVID-19, đã được tưởng niệm trong một buổi lễ tại miền Bắc nước Ý.
Tên của họ được khắc vào một tấm bia cẩm thạch tưởng niệm, sau một thánh lễ tại một nhà thờ ở Varesse thuộc Lombardy, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
Ông Marco Cambielli, chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ tại Varese đã tri ân những người nằm xuống.
“Chúng tôi có mặt tại đây, cùng nhau tưởng niệm các bác sĩ đã hy sinh mạng sống và từ giã những người thân yêu, bạn bè và các bệnh nhân trong đau đớn, khi họ đứng trước con virus vô hình đã bất ngờ xâm nhập cả thế giới".
"Họ đã nằm xuống khi trả giá bằng chính sinh mạng của mình, do tin tưởng vào dịch vụ cứu người, với sứ mạng là hàn gắn và chăm sóc vốn được luôn được trân trọng về ngành y vô cùng cao quí”, Marco Cambielli.
Nước Ý ghi nhận 11,705 ca nhiễm virus mới, gia tăng so với kỷ lục trước đó là 10,925 ca, khi chính phủ chuẩn bị các biện pháp mới nhằm chống lại đợt 2 lây nhiễm của virus .
Được biết Ý là nước đầu tiên tại Âu Châu bị ảnh hưởng nặng nề cuả COVID-19 và là nước đứng hàng thứ hai về số tử vong sau Anh quốc.
Tại Đức, một lệnh giới nghiêm được áp dụng tại thành phố cảng Hamburg vào hôm thứ bảy vừa qua, nhằm chống lại sự leo thang trong các ca nhiễm coronavirus.
Các quán rượu, nhà hàng không được phép mở cửa từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng, cũng như không được bán rượu trong thời gian kể trên.
Trong khi đó, một vài tiểu bang tại Đức cũng áp dụng lệnh giới nghiêm tương tự.
Sau khi bị thua lỗ lớn lao về mặt tài chính do việc đóng cửa liên quan đến virus hồi mùa xuân, nhiều nhà hàng trong khu vực nổi tiếng ở Hamburg nay lo sợ cho tương lai kinh tế của họ, do các biện pháp giới hạn mới nầy.
"Chúng tôi tin rằng, chúng ta phải bảo vệ chủ quyền quốc gia, phải bảo vệ quyền lợi của đất nước Argentina, vốn bị các hiệp ước của các tổ chức quốc tế bác bỏ. Nó quan trọng cho sinh mạng của chúng ta, không chỉ tại Á Căn Đình mà cho toàn lục địa, vốn đã nhậm chìm chúng ta với hàng triệu sinh mạng người dân Argentina đã bỏ mạng, chỉ vì nghèo đói và thiếu sự bảo vệ của nước nầy”, Marianela Navarro.
Trong khi đó hôm chủ nhật, cảnh sát tại Cộng Hòa Tiệp dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán giải tán hàng trăm người biểu tình, vốn đã tấn công cảnh sát trong một cuộc biểu tình tại Prague, chống lại các biện pháp nhằm làm chậm lại sự lan truyền của virus.
Phía Cảnh sát cho biết có ít nhất 20 người biểu tình bị thương trong các vụ xô xát.
Trong khi đó, hàng trăm người Argentina xuống đường tại Buenos hồi tuần qua, để đòi tăng lương, có kế hoạch phúc lợi xã hội và hành động nhiều hơn để bảo vệ công việc bị đại dịch hăm dọa mất đi
Những người biểu tình tuần hành tại trung tâm thành phố Buenos Aires dẫn đến bộ Lao động, yêu cầu chính phủ xã hội cuả nước nầy tăng lương tối thiểu lên từ 308 đô la lên 820 đô la.
Trong khi đó, Đại học Công Giáo Á Căn Đình nói rằng tỷ lệ nghèo khó đã gia tăng giữa 46 đến 47 phần trăm vào cuối tháng 6, theo sau nhiều tháng bị phong tỏa để chống lại coronavirus.
Theo cơ quan thống kê chính thức của chính phủ có tên là Indic, có 35,5 phần trăm người dân Á Căn Đình sống trong cảnh nghèo khó trong nửa năm 2019.
Người biểu tình như bà Marianela Navarro cho rằng, quyền lợi của Argentina nên được đặt trên các quyền lợi khác.
“Những khu vực nghèo nhất không thể là nơi phải gánh chịu các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế".
"Chúng tôi tin rằng, chúng ta phải bảo vệ chủ quyền quốc gia, phải bảo vệ quyền lợi của đất nước Argentina, vốn bị các hiệp ước của các tổ chức quốc tế bác bỏ".
"Nó quan trọng cho sinh mạng của chúng ta, không chỉ tại Á Căn Đình mà cho toàn lục địa, vốn đã nhậm chìm chúng ta với hàng triệu sinh mạng người dân Argentina đã bỏ mạng, chỉ vì nghèo đói và thiếu sự bảo vệ của nước nầy”, Marianela Navarro.
Trong khi đó, hàng trăm người tự nhận là những người ủng hộ túc cầu và một số ủng hộ viên cánh hữu biểu tình tại thủ đô Bratislava của nước Slovakia hôm chủ nhật, chống lại các biện pháp ngăn chận virus trên toàn quốc.
Người biểu tình ném đá, gạch và pháo vào cảnh sát khi họ tìm cách phá vỡ cuộc biểu tình với vòi rồng và hơi cay.
Có vài người trong đó có người biểu tình bị thương.
Trong khi đó, Hoa Kỳ ghi nhận có hơn 8,4 triệu ca nhiễm virus cho đến nay, với hơn 219 ngàn người chết.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại