Hiểu đúng Chương trình Đơn giản hóa Visa Sinh viên SSVF
Chương trình đơn giản hóa visa sinh viên SSVF có khác biệt gì nổi bật so với chương trình xét duyệt visa hiện tại và có ảnh hưởng như thế nào đến các du học sinh Việt Nam đang ở Úc, nhất là các bạn muốn chuyển trường, thay đổi khóa học?
Dưới đây là giải đáp của Luật sư Tim Phạm từ Công ty Tư vấn Du học và Di trú 4Nations International (Sydney).
Kim Cúc SBS: Trước tiên xin anh cho biết đâu là sự khác biệt lớn nhất giữa SSVF với hệ thống xét duyệt visa hiện tại?
Chương trình visa sinh viên hiện tại xét theo dạng SVP, nghĩa là nếu sinh viên nhận được thư mời nhập học từ các trường lớn trong danh sách SVP thì sẽ được giảm đi yêu cầu tiếng Anh và tài chính. Nếu không nhận được offer từ các trường này, hồ sơ của họ sẽ được xét ở cấp độ 3, phải chứng minh tài chính (để tiền trong tài khoản tiết kiệm ít nhất là 3 tháng trước khi nộp hồ sơ), đồng thời phải chứng minh nguồn gốc của số tiền đó.
Theo SSVF, việc xác định mức độ rủi ro của một hồ sơ xin visa sẽ dựa trên 2 yếu tố: rating của nước và rating của trường. Rating của trường được xét trên nhiều yếu tố. Chẳng hạn như, một trường có rating tốt (level 1) là những trường mà sinh viên của họ hoàn thành trọn vẹn khóa học với trường mà không bỏ ngang hoặc chuyển sang trường khác…
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2016, tất cả các hồ sơ nộp xin visa sinh viên sẽ được thực hiện online. Người nộp sẽ tạo một tài khoản trên website của Bộ Di trú (immi account) để nộp hồ sơ.
Kim Cúc SBS: Yêu cầu về tiếng Anh có gì thay đổi hay không?
Luật mới bắt buộc phải chứng minh khả năng tiếng Anh tối thiểu phải có IELTS 4.5
Hiện giờ thì không bắt buộc mà tùy thuộc vào trường. Ví dụ như dựa vào trình độ tiếng Anh của mình ở thời điểm nộp hồ sơ mà trường sẽ offer cho học sinh học 52 tuần học tiếng Anh, sau đó học lên diploma rồi học cử nhân.
Nhưng theo SSVF thì dù nhà trường offer các package này, sinh viên vẫn phải có IELTS tối thiểu 4.5
Kim Cúc SBS: SSVF có thuận lợi gì đối với các sinh viên muốn xin visa du học Úc?
Nộp hồ sơ online thông qua immi account khá đơn giản, nếu tự tin, các sinh viên có thể tự nộp được mà không cần phải thông qua các trung tâm tư vấn.
Kim Cúc SBS: Việc chứng minh tài chính theo chương trình mới này có gì thay đổi không?
Trước đây, để chứng minh tài chính, phụ huynh của sinh viên phải có tiền trong tài khoản tiết kiệm, số tiền đó phải được để trong tài khoản ít nhất 3 tháng trước khi nộp đơn xin visa.
Hiện nay, phụ huynh có thể không cần để tiền trong tài khoản, chỉ cần dùng công việc để chứng minh thu nhập của gia đình một năm khoảng $60.000 (sáu mươi ngàn) đôla.
Với những gia đình kinh doanh, lấy tiền mặt, khó chứng minh thì vẫn có thể dùng cách cũ, tức là để đủ tiền trong tài khoản tiết kiệm.
Số tiền tối thiểu cần chứng minh là học phí và sinh hoạt phí trong 12 tháng đầu tiên ở Úc, cộng với tiền vé máy bay.
Kim Cúc SBS: Đối với các du học sinh đang học tại Úc, việc chuyển trường, thay đổi khóa học sẽ được thực hiện như thế nào trong theo chương trình mới?
Lúc trước, tự tiện chuyển đổi khóa học sai subclass có thể đối diện với nguy cơ bị hủy visa.
Sắp tới đây, theo SSVF, du học sinh muốn chuyển trường, thay đổi khóa học chỉ cần thông báo cho Sở Di trú.
Sở Di trú sẽ cho biết các bước tiếp theo mà sinh viên phải làm là gì, chẳng hạn như: du học sinh muốn thay đổi khóa học từ những trường thuộc level cao xuống level thấp thì có thể phải nộp các bằng chứng chứng minh thu nhập và tiếng Anh.
Kim Cúc SBS: Như vậy có những trường hợp được miễn yêu cầu tiếng Anh?
Những sinh viên đã hoàn thành ít nhất 5 năm học ở một hoặc nhiều nước trong số các nước sau đây: Úc, Canada, New Zealand, Nam Phi, Ireland
Những sinh viên đã hoàn thành một chương trình học ở Úc, có chứng chỉ cấp IV hoặc cao hơn, trong vòng 2 năm trước thời điểm nộp đơn xin visa du học.
Source: DIBP
Làm thế nào để ôn thi hiệu quả nhất?
5 lời khuyên về cách chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi của Tiến sĩ Clinton Moore, chuyên viên tư vấn cao cấp của Bộ phận Tư vấn Tâm lý Đại học Sydney và Tiến sĩ Bronwyn James, Giám đốc Trung tâm Học thuật của Đại học Sydney:1. Hãy dành thời gian ôn thi, nhưng đừng làm gì quá khác biệt so với ngày thường
Đừng ghét thi cử, hãy đương đầu với nó! (Photo: twerkdai1y.tumblr.com) Source: Flickr
Bạn tốt nhất vẫn nên đảm bảo mình ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng và hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ có 2 tiếng thời gian chết mỗi ngày. Việc tự chăm sóc bản thân như thế này sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn và nhớ bài lâu hơn.
2. Đừng đặt ra những mục tiêu quá cao
Hãy đặt ra những mục tiêu phù hợp và linh hoạt ở từng môn học. Nhiều nghiên cứu cho thấy những sinh viên theo chủ nghĩa hoàn hảo thường lại không đạt được kết quả tốt bằng những sinh viên dám hạ thấp các mục tiêu của họ vì sự linh hoạt và thoải mái tinh thần sẽ giúp sinh viên tự tin và nhiều năng lượng hơn.
3. Hãy ôn bài vào những lúc đầu óc tỉnh táo nhất
Khi cảm thấy mình đã sẵn sàng cho việc học, hãy chọn một chỗ mà mình cảm thấy thoải mái nhất, thường là nơi có nhiều ánh sáng, tắt điện thoại để không bị phân tâm.
4. Khi cảm thấy bị quá tải, tốt nhất là nên dừng lại
Có thể nói chuyện với bạn bè, người thân, hoặc một chuyên viên tư vấn tâm lý để được chia sẻ.
5. Đừng quá lo lắng về kỳ thi
Hãy nhớ rằng đó không phải là kỳ thi đầu tiên của bạn và bạn đã từng làm tốt ở những kỳ thi trước nên lần này, hãy bước vào phòng thi với một tinh thần thoải mái, đọc kỹ yêu cầu, hít thở đều và bắt đầu làm bài.