Việc nhiễm trùng máu được xem là một tên sát nhân thầm lặng, với số tử vong là cứ 5 người chết trên thế giới, thì có một người do chứng nhiễm trùng máu.
Các con số đáng báo động diễn ra, sau khi một cuộc phân tích đầy đủ nhất về tình trạng nầy, đã tăng gấp đôi số ước lượng trước kia.
Giáo sư người Úc là ông Simon Finfer, thuộc viện George về Sức khỏe Toàn cầu, cũng là đồng tác giả cuộc nghiên cứu về các bệnh trên toàn cầu.
“Có gấp đôi các trường hợp hơn hẳn các ước lượng trước đây, vì vậy khoảng chừng 50 triệu người bị nhiễm trùng máu và khiến cho 11 triệu người chết".
"Nơi có số thiệt mạng nhanh chóng là tại vùng tiểu sa mạc Sahara, cũng như trong khu vực của chúng ta nữa”, Simon Finfer.
Loại bệnh gây chết người nầy do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã vượt quá nhiệm vụ, trong việc chống lại sự lây nhiễm của vi trùng.
Thay vì chỉ chống lại việc nhiễm bệnh, nó bắt đầu tấn công vào các cơ phận khác của cơ thể và có thể khiến cho các cơ phận bị hư hại, hay ngưng hoạt động.
Các triệu chứng bao gồm sốt cao, run rẩy, nhịp tim nhanh, bí tiểu, đau nhức cơ bắp và mất phương hướng.
Bệnh nhiễm trùng máu có thể ảnh hưởng đến mọi người, thế nhưng nguy hiểm nhất là những người thật trẻ và người rất cao tuổi.
Bệnh nầy khởi phát, là do nhiễm bệnh kiết lỵ hay bệnh phổi.
Các yếu tố về xã hội kinh tế, cũng giữ một vai trò của chứng bệnh.
Giáo sư Finfer cho biết, những người ở vùng tiểu sa mạc Sahara và vùng Đông Nam Á đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh.
“Tại các quốc gia mà người dân có lợi tức thấp, những chuyện như là chúng ta có được nước sạch, chăm sóc y tế, sinh nở đủ điều kiện vệ sinh, tương đối không tốn kém nhờ các giải pháp kỹ thuật và giảm bớt gánh nặng của các quốc gia".
"Một chương trình hành động toàn quốc về nhiễm trùng máu, hiện được đề nghị cho các nước kể cả nước Úc”, Simon Finfer.
Một phần ba những người bị bệnh nhiễm máu đã chết, những người sống sót thường sống với các triệu chứng lâu dài về sức khỏe.
Bà Korina Valentine 32 tuổi, đã sống trong ác mộng nầy.
Vào năm 2015, bà mẹ có 2 con đầu tiên tưởng là bà mắc bệnh cúm, thế nhưng cuối cùng được cấp cứu tại bệnh viện và các cơ phận quan trọng của bà không còn hoạt động.
Bà nay là một người, bị mất cả tay lẫn chân.
“Không tưởng tượng nổi các thay đổi, quí vị biết có thể học lại các đánh răng và chải tóc, không kể chuyện có thể giúp đỡ con cái đáng răng và chải đầu, hay giúp chúng mặc quần áo".
"Tôi không thể làm mọi chuyện như vậy lúc đầu, thế nhưng nay tôi quay lại học cách thức mới để làm mọi chuyện trong cuộc sống của tôi”, Korina Valentine.
"Tôi hy vọng nhìn lại mọi chuyện, để bắt đầu hướng tới trong cuộc sống”, Korina Valentine.
Bà và gia đình muốn nâng cao nhận thức về bệnh nhiễm trùng máu.
“Rõ ràng thông điệp là nếu quí vị cảm thấy không khỏe, không cảm thấy khá hơn, không giảm bớt sốt, nếu nhịp tim đập nhanh hay huyết áp hơi thấp, hãy đến gặp bác sĩ".
"Chỉ đến bệnh viện, nếu quí vị không biết về bệnh trạng để được chẩn đoán, ‘Liệu đây có phải là trường hợp nhiễm trùng máu hay không? Tôi cảm thấy không khỏe lần nầy”, Korina Valentine.
Các bác sĩ đồng ý rằng, một thách thức là xác định bệnh nhân với chứng nhiễm trùng máu sớm hơn, để có thể chữa trị bệnh nầy trước khi quá trễ.
Việc chữa trị sớm bằng thuốc kháng sinh hay thuốc chống lại virus, có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao.
Bà Korina Valentine cho biết, bà thoát chết với chứng nhiễm trùng máu và việc nầy thay đổi cuộc sống của bà, cũng như cuộc sống của gia đình mãi mãi, thế nhưng họ vẫn hy vọng ở tương lai.
“Quí vị biết chúng ta mất nhiều năm trong cuộc sống, vì bệnh trạng nhắm vào tôi".
"Việc hồi phục và khỏi bệnh diễn ra, nhưng năm nay chúng tôi thực sự nhắm đến việc chiến đấu, cùng với việc cải thiện để được linh động hơn".
"Tôi hy vọng nhìn lại mọi chuyện, để bắt đầu hướng tới trong cuộc sống”, Korina Valentine.
Các nhà nghiên cứu hy vọng, việc hiểu biết về mức độ thực sự của căn bệnh, sẽ nâng cao nhận thức và sẽ cứu được nhiều mạng sống.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại