Thủ Tướng Tân Tây Lan, Jacinda Ardern vừa loan báo cuộc bầu cử trên toàn quốc tại nước nầy sẽ dời lại từ ngày 19 tháng 9 cho đến ngày 17 tháng 10.
Việc nầy diễn ra khi có đến 49 trường hợp nhiễm coronavirus có liên quan đến một vụ bùng phát tại Auckland, sau 102 ngày mà không có trường hợp lây nhiễm nào trong cộng đồng tại nước nầy.
“Cuối cùng tôi muốn bảo đảm rằng, chúng ta có cuộc bầu cử được tổ chức tốt đẹp, trong đó mọi cử tri có cơ hội tốt nhất để nhận được các thông tin cần thiết về các đảng phái và ứng cử viên, cũng như các hứa hẹn cho tương lai".
"Với những suy xét như vậy, hôm qua tôi đã đạt được sự đồng thuận với các nhà lãnh đạo của mọi đảng phái, cùng các dân biểu trong Quốc Hội".
"Trong tình huống thông thường, việc tổ chức bầu cử là quyết định duy nhất của Thủ Tướng, tuy nhiên trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt nầy, tôi thấy việc dời ngày bầu cử là một quyết định xứng đáng và có ý nghĩa".
"Cuối cùng những gì chúng ta quan tâm nhất, là quyền lợi tốt nhất cho các cử tri trong chế độ dân chủ của chúng ta”, Jacinda Ardern.
Được biết ổ dịch COVID-19 tại Auckland vẫn chưa có chiều hướng đi xuống, khi nhà cầm quyền y tế Tân Tây Lan loan báo có 12 ca nhiễm mới vào hôm chủ nhật.
Con số nầy gia tăng từ 7 ca hôm thứ bảy và tổng cộng tại Tân Tây Lan sau 102 ngày không có trường hợp lây nhiễm, thì nay là 49 trường hợp tất cả.
Trường hợp thứ 13 là một người từ ngoại quốc trở về hiện bị cách ly.
Bà Ardern đã phong tỏa Auckland từ thứ tư tuần qua trong nỗ lực nhằm ngăn chận virút lây lan.
Bà cũng yêu cầu mọi người giữ khoảng cách xã hội và giới hạn số người tụ tập tại những nơi khác ở Tân Tây Lan, trong chiến thuật nhằm giới hạn và không khoan nhượng đối với virút.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, hàng trăm người biểu tình tụ tập tại công viên Colon ở Madrid để phản đối chống lại việc bắt buộc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng ở nước nầy.
Những người biểu tình tin rằng chính phủ liên hiệp giữa đảng Xã hội và đảng Unidas Podemos là vi phạm quyền hạn của họ, sau khi Bộ Trưởng Y tế Salvador Illa loan báo các biện pháp mới hồi cuối tuần qua, nhắm vào việc chống lại sự gia tăng của coronavirus tại nước nầy.
Các biện pháp bao gồm việc cấm hút thuốc ngoài trời, trong khi việc giữ khoảng cách xã hội không thể thực hiện được và việc bắt buộc mang khẩu trang tại những nơi công cộng.
Những người biểu tình hôm chủ nhật mang các biểu ngữ và reo hò ‘không có các vụ bùng phát dịch bệnh mới’.
Tây Ban Nha ghi nhận gần 3 ngàn ca nhiễm mới hôm thứ sáu, gần gấp đôi con số trung bình của 12 ngày trong tháng 8, nâng tổng số lên đến 342,813 ca nhiễm và là con số cao nhất taị Âu Châu.
"Tôi muốn nói là chúng ta có thể có nhiều vấn đề ban đêm, chúng ta cũng có nhiều chuyện vào ban ngày, vì vậy thực sự là tôi chẳng biết nữa”, Alfef Daher.
Trên hòn đảo Mykonos của Hy Lạp, vốn là một địa điểm du lịch quốc tế nổi tiếng gồm nhiều nhà hàng, quán rượu và quán cà phê đã bị buộc phải đóng cửa vào nửa đêm thứ bảy, như một phần của các giới hạn mới để ngăn chận coronavirus.
Biện pháp nầy có hiệu lực cho đến thứ bảy tới, thế nhưng có thể gia hạn.
Đối với bà Sylvie, một du khách từ Pháp, quyết định bất ngờ đóng cửa vào nửa đêm quả gây bất mãn.
“Tôi có đôi chút thất vọng về việc đóng cửa lúc nửa đêm, tôi không nghĩ con virút sẽ đi về nhà vào lúc giữa đêm".
"Tôi không nghĩ nó có một chương trình như vậy, vì vậy tôi quả thật chẳng hiểu được".
"Theo tôi, quả kha buồn cho mọi người và doanh vụ trên hoàn đảo nầy".
"Vâng, đó là thủ tục mà tôi phải chấp nhận và tôi sẽ trở lại”, Sylvie.
Còn bà Alfef Daher, một du khách đến từ Ý thì không chắc liệu mọi thứ đóng cửa vào nửa đêm có thực sự hữu hiệu hay không.
“Tình trạng tại Mykonos cũng chẳng thực sự tốt, vì các nhà hàng và mọi thứ đều đóng cửa lúc nửa đêm".
"Tôi nghĩ chuyện đó có thể là điều tốt cho chúng tôi, thế nhưng tôi không chắc về chuyện nầy, bởi vì có một số doanh vụ mở cửa trong ngày".
"Tôi muốn nói là chúng ta có thể có nhiều vấn đề ban đêm, chúng ta cũng có nhiều chuyện vào ban ngày, vì vậy thực sự là tôi chẳng biết nữa”, Alfef Daher.
Trong khi đó, ngôi sao quần vợt Nhật Bản là Kei Nichikori cho biết đã dương tính với COVID-19 trong khi ở Florida, chỉ 2 tuần lễ trước khi giải US Open khai mạc ở Nữu Ước vào ngày 31 tháng 8.
Tay vợt thứ tư thế giới 30 tuổi đã rút tên khỏi giải quần vợt Western and Southern Open, vốn là một giải làm khởi động cho nhiều tay vợt trước khi tham dự đại giải.
Nichikori cho biết, có rất ít triệu chứng và sẽ tự cách ly.
Một số các tay vợt cũng rút lui khỏi US Open năm nay, do lo sợ bị lây nhiễm coronavirus, vốn ảnh hưởng đến hơn 5,4 triệu người tại Hoa Kỳ và giết chết hơn 170 ngàn người, theo số liệu của đại học y khoa John Hopkins.
Còn đương kim vô địch Rafael Nadal và cây vợt nữ hạng nhất thế giới Ash Barty có mặt trong số những người từ chối tham dự, trong khi vô địch nữ là Bianca Andreescu cũng rút lui.
Trong khi đó, Peru đã tái áp đặt lệnh bắt buộc phong tỏa và sẽ tiếp tục trong 2 chủ nhật sắp tới, để ngăn chận việc lây nhiễm tại một quốc gia mà ngày hôm trước đã chứng kiến 9,507 trường hợp nhiễm bệnh.
Đường phố tại thủ đô Lima gần như trống vắng và phương tiện đi lại cũng hạn chế tối thiểu, do chỉ có mặt các nhân viên dịch vụ cần thiết, bao gồm những người làm việc ở hiệu thuốc, bệnh viện và tang lễ.
Các con số lây nhiễm gia tăng hồi đầu tháng 7 với trung bình có 3500 người nhiễm bệnh mỗi ngày, tăng gấp đôi những ngày trước, sau thời gian phong tỏa cả nước từ tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 6.
Kể từ thứ năm, các vụ gặp gỡ gia đình bị cấm lần đầu tiên sau khi các nhà dịch tễ học phát hiện ra toàn thể gia đình bị nhiễm virút hồi cuối tuần qua.
Cảnh sát được lệnh đi vào nhà nếu tổ chức đám tiệc hay hội họp và mỗi người có thể bị phạt 108 đô la nếu không tuân thủ lệnh bắt buộc phong tỏa.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại