Chỉ chưa đầy một tuần đã có hai Thượng nghị sĩ phải ra đi.
Giờ đây, với sai phạm đã không kiểm tra hồ sơ ứng viên kỹ lưỡng, đảng Xanh đã mất 25% quyền bầu cử trong Thượng viện.
Nhưng Thủ tướng Malcolm Turnbull không tỏ ra thông cảm với chuyện này. Phát biểu trên đài số 9, ông Turnbull nói đảng Xanh đã tỏ rõ sự luộm thuộm trong tổ chức.
“Việc này rõ ràng là rất khôi hài, khi mà có đến 2 trên tổng số 9 Thượng nghị sĩ của đảng Xanh không hề hay biết rằng mình là công dân của quốc gia khác. Điều này cho thấy sự lộn xộn trong tổ chức đảng Xanh. Mọi người biết đấy, khi đề cử một ứng viên vào Quốc hội, đó là cả một vấn đề. Người ta phải viện dẫn tới những yêu cầu trong điều 44 của Hiến pháp, phải thỏa mãn tất cả yêu cầu, trong đó có yêu cầu xác nhận mình không phải là công dân của nước khác. Cho nên, để xảy ra chuyện này quả thực là quá cẩu thả.”
Theo điều 44 Hiến pháp, những người có song tịch không đủ điều kiện để được đề cử vào Quốc hội.
Tuy nhiên luật này không áp dụng tại Anh quốc và Canada.
Hồi năm ngoái, ngoại trưởng Anh Borris Johnson cũng đã phải từ bỏ quốc tịch Mỹ, nhưng bởi lý do ông phải trả thuế dù đã đi từ hồi mới 5 tuổi.
Hiện có 23 dân biểu và Thượng nghị sĩ là những người có nơi sinh ở ngoại quốc, trong số đó có cả cựu Thủ tướng Tony Abbott có nơi sinh là Anh quốc, hay như Thượng nghị sĩ Penny Wong là người có quê quán ở Malaysia.
Lãnh tụ đối lập Bill Shorten thì nói đảng ông đã thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng từng ứng viên trước khi họ được phép vận động tranh cử.
“Nếu anh là ứng viên đảng Lao động, anh sẽ được yêu cầu phải xác nhận mình là quốc tịch Úc và không phải là công dân của nước khác. Bên cạnh đó, chúng tôi không chỉ đơn thuần dựa vào lời khai của cá nhân đó. Nếu anh sinh ra ở ngoại quốc, anh phải ghi nhận điều này và báo cáo với đảng. Nếu anh có cha mẹ sinh ra ở nước ngoài, thì anh cũng phải xác định rõ là chọn nơi nào làm quốc tịch.”
Ngoài Scott Ludlam và Larissa Waters, hiện có 23 dân biểu và Thượng nghị sĩ là những người có nơi sinh ở ngoại quốc, trong số đó có cả cựu Thủ tướng Tony Abbott có nơi sinh là Anh quốc, hay như Thượng nghị sĩ Penny Wong là người có quê quán ở Malaysia. Nhưng tất cả cho hay họ đều đáp ứng yêu cầu về quốc tịch theo Hiến pháp và gần một nửa trong số này đã công bố rộng rãi việc bỏ quốc tịch cũ sau sự việc xảy ra với hai Thượng nghị sĩ đảng Xanh.
Bà Larissa Waters và ông Scott Ludlam, hai Thượng nghị sĩ đảng Xanh đã từ nhiệm, có thể bị buộc phải trả lại hơn 1 triệu đô la tiền lương khi còn là Thượng nghị sĩ.
Như trường hợp Thượng nghị sĩ đảng Lao động Sam Dastyari là một ví dụ
Ông cho biết để bỏ quốc tịch Iran không phải là chuyện đơn giản, ông đã phải chi $25,000 cho phí tổn pháp lý.
“Tôi tin là tôi đã thực hiện mọi thủ tục quan trọng mà bất cứ nghị sĩ Úc nào cũng phải thực hiện theo điều 44 của Hiến pháp. Tôi phải nói rằng, tôi tin đây là chuyện không may cho ông Scott Ludlam và bà Larissa Waters khi mà họ đã không thực hiện những bước đơn giản để đáp ứng yêu cầu.
"Tôi không nghi ngờ gì về tình yêu của họ dành cho nước Úc, cũng như lòng trung thành đối với nước Úc. Nhưng luật thì vẫn là luật. Và trong lúc mọi người tranh luận về việc có nên giữ nguyên hay cải tổ điều 44 Hiến pháp hay không, thì nhiệm vụ của mọi nghị sĩ là phải hiểu rõ điều luật đó trước khi họ tranh cử vào Quốc hội.”
Bà Larissa Waters và ông Scott Ludlam, hai Thượng nghị sĩ đảng Xanh đã từ nhiệm, có thể bị buộc phải trả lại hơn 1 triệu đô la tiền lương khi còn là Thượng nghị sĩ.
Nhưng lãnh tụ đảng Xanh thì cho rằng điều này là không công bằng.
Ông nói với đài ABC
“Họ không cần phải làm vậy. Họ đã hoàn thành tốt công việc của họ trong Quốc hội. Tôi phải nói rằng họ làm việc siêng năng và tham dự Quốc hội nhiều hơn hầu hết các thượng nghị sĩ khác. Mỗi thượng nghị sĩ đảng Xanh là một phát ngôn Bộ trưởng rất hiệu quả, bởi vì chúng tôi nắm giữ hồ sơ tất cả những nơi họ đi lại. Về phía Larissa, bà ấy là một bà mẹ, bà ấy đã phải hi sinh rất nhiều cho công việc.”
Với khoảng 25% dân số Úc là những người có quê quán ở ngoại quốc, câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Hiến pháp đã lỗi thời chưa và điều luật này thậm chí làm kìm hãm sự đa dạng.
Nhưng thay đổi Hiến pháp Úc sẽ phải cần đến một cuộc trưng cầu dân ý, và lịch sử đã cho thấy các cuộc trưng cầu dân ý thường thất bại.