Có rất ít người ở Úc đã vượt qua số phận đáng kinh ngạc như cậu bé Kayban Jamshaad.
Ra đời trong một bệnh viện ở Tây Úc với khuyết tật nghiêm trọng, các bác sĩ đã tắt hệ thống duy trì sự sống khi bé mới được một tuần tuổi.
Thế nhưng, bé vẫn chiến thắng số phận đến tận bây giờ. Sau ba năm, hiện bé Kayban đang phải chiến đấu với một trận chiến hoàn toàn mới.
Bố mẹ, anh trai và chị gái của bé đều đã được cấp thị thực cư trú tạm thời ở Úc, nhưng em thì bị từ chối.
Shizleen Aishath là một nhân viên xã hội ở thị trấn Bunbury, vùng Tây Úc và cũng là mẹ của Kayban.
'Bé bị mắc chứng máu loãng nghiêm trọng, chấn thương sọ não dẫn đến liệt tứ chi. Bé phải sử dụng xe lăn làm phương tiện di chuyển chủ yếu. Trường hợp của bé lẽ ra không nên xảy ra đến mức này. Bọn họ không đưa ra quyết định dựa vào thủ tục giấy tờ, vậy nên giấy tờ không đủ để chứng minh về một con người. Đó không phải là tờ giấy hay một con số, đó là một con người.'
Đơn xin thị thực Kayban, đã bị từ chối với lý do chi phí y tế của cháu vượt quá ngưỡng $49,000 và Bộ Di trú cho biết trường hợp của bé không được xét miễn trừ vì lý do nhân đạo.
'Nếu cháu ở đây, chúng tôi có thể cho bé được tận hưởng thời gian bên cạnh gia đình. Chúng tôi biết cháu sẽ được chăm sóc tốt, Cháu sẽ không chịu đau đớn, cháu chỉ là một đứa trẻ mà thôi.'
Các chuyên gia nói rằng với tư cách là người xin thị thực tạm thời, Kayban sẽ không đủ điều kiện để được hỗ trợ hầu hết các dịch vụ dành cho tình trạng của bé.
Jan Gothard là một đại lý cung cấp dịch vụ di trú và cho người khuyết tật nhận hỗ trợ dịch vụ miễn phí cho gia đình bé Kayban.
'Đây là vấn đề phân biệt đối xử, nếu một đứa trẻ xin thị thực đi học, thì chi phí này không bị xem là chi phí cộng đồng. Nhưng một đứa trẻ cần giáo dục đặc biệt thì lại bị cân nhắc. Một đứa bé đi học với tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, đó không xem là chi phí cộng đồng, nhưng đưa trẻ cần được chăm sóc đặc biệt thì lại có. Điều đó rõ ràng là phân biệt đối xử.'
Trong một tuyên bố, Bộ Di trú cho biết các quy trình của họ không phân biệt đối xử với người xin thị thực là người khuyết tật.
Tuyên bố này nói rằng:
"Các yêu cầu hiện có của Đạo luật Di trú là nhằm bảo vệ cộng đồng khỏi các rủi ro về an toàn và sức khỏe ảnh hưởng đến cộng đồng, bao gồm các khoản phí công cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cũng như bảo vệ quyền tiếp cận của công dân Úc và thường trú nhân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Điều kiện sức khỏe xin di trú hiện tại là thực tế và cân bằng giữa sự nhân đạo cũng như ngăn chặn chi phí bằng cách có một yêu cầu tiêu chuẩn về đánh giá sức khỏe cho người xin thị thực.'
Kháng cáo quyết định của Bộ Nội vụ không cấp chiếu khán cho Kayban Jamshaad sẽ được xét xử tại Tòa án Hành chính vào cuối tháng này.
Nếu thất bại, gia đình bé sẽ phải nhờ đến sự can thiệp trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Di trú, hoặc Kayban sẽ phải rời khỏi Úc trong vòng 28 ngày.
Cuối tuần này, một cuộc tuần hành mang tên "Save Kayban" sẽ được tổ chức tại quê nhà em là Bunbury.
Leonie Wellington đến từ nhóm Save Kayban.
'Gia đình họ không lựa chọn hoàn cảnh này, nhưng họ đã làm hết sức có thể. Và họ chắc chắn rằng sẽ làm điều tốt nhất cho gia đình mình. Nếu đây là nơi họ cần mang Kayban đến , thì họ sẽ trở thành một phần của cộng đồng này. Tôi muốn tham gia cùng họ.'
Mặc dù không biết sự sống của Kayban sẽ kéo dài đến khi nào, gia đình em nói rằng nếu bé tiếp tục điều trị ở Úc, bé sẽ được cải thiện.
Nhưng nếu cậu bé buộc phải rời khỏi Úc, cuộc sống của bé có thể gặp nguy hiểm.
'Nếu cháu ở đây, chúng tôi có thể cho bé được tận hưởng thời gian bên cạnh gia đình. Chúng tôi biết cháu sẽ được chăm sóc tốt. Cháu sẽ không chịu đau đớn, cháu chỉ là một đứa trẻ mà thôi.'
Trường hợp của Kayban sẽ được xét xử tại Tòa phúc thẩm hành chính ở Perth vào ngày 29 tháng 8.