Trong bối cảnh lo ngại về sự thiếu hụt thiết bị y tế trong đại dịch coronavirus, một số nhà sản xuất Úc đã hợp tác để chế tạo máy thở cứu hộ.
"Make Australia Make Again" - đó là khẩu hiệu của một nhóm các nhà sản xuất quyết tâm tạo ra hàng ngàn máy trợ thở đang rất cần thiết cho các bệnh viện trên khắp nước Úc.
Điều này xảy ra khi cuộc khủng hoảng coronavirus làm quá tải các hệ thống y tế trên toàn thế giới và chứng kiến các quốc gia đang vật lộn để có được nguồn cung cấp y tế quan trọng cho nhân viên và bệnh nhân.
Rinaldo Bellomo, Giáo sư Y khoa tại Đại học Melbourne, lo lắng các kệ siêu thị trống rỗng sẽ không phải là vấn đề duy nhất đối với Úc.
“Nếu có nhiều quốc gia yêu cầu bộ thiết bị bảo vệ cụ thể như khẩu trang chống virus và máy trợ thở, sẽ có một cuộc chạy đua ở đây, giống như giấy vệ sinh ở Úc. Khi đó các kệ hàng sẽ rống rỗng. Nếu chúng ta không thể tự sản xuất được, chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối.
Đến giải cứu điều này, 30 nhà sản xuất Úc đã thành lập thành một tập đoàn, hứa hẹn sẽ sản xuất 2.000 máy thở vào cuối tháng 7.
Các công ty đến từ các lĩnh vực ô tô, hàng không vũ trụ và kỹ thuật công nghệ cao, hợp tác để xây dựng các bộ phận và lắp ráp các thiết bị cứu sinh.
Dẫn đầu là công ty kỹ thuật và công nghệ Melbourne Grey Innovation.
Công ty chuyên về các thiết bị y tế đã có được kế hoạch thiết kế máy thở từ một nhà sản xuất quốc tế.
Chủ tịch Jefferson Harcourt nói rằng sáng kiến này nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Chính phủ tiểu bang Victoria và liên bang sẽ cùng lên kế hoạch hỗ trợ tài chính.
Nếu có nhiều quốc gia yêu cầu bộ thiết bị bảo vệ cụ thể như khẩu trang chống virus và máy trợ thở, sẽ có một cuộc chạy đua ở đây. Nếu chúng ta không thể tự sản xuất được, chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối.
Ông Harcourt nói rằng ông tự hào là một phần của dự án.
“Đây là một niềm vinh dự khi tôi được chịu trách nhiệm lãnh đạo tập đoàn và cung cấp công nghệ này để cứu sống mọi người. Đó là một đặc quyền thiêng liêng, nó thuộc về tất cả mọi người ở đây, chúng tôi rất coi trọng điều đó và chúng tôi cảm thấy rất vinh dự. "
Cuộc khủng hoảng đã phơi bày những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng y tế của Úc và đặt ra câu hỏi về tương lai của ngành sản xuất.
Có những lời kêu gọi hãy hồi sinh lại lĩnh vực đã khiến chúng ta mất đi hơn 200.000 việc làm kể từ năm 2008.
John Barilaro, Phó Thủ Hiến của New South Wales, nói rằng sản xuất hàng hóa tại địa phương sẽ đảm bảo Úc tự túc trong thời kỳ khủng hoảng.
“Không có gì phải nghi ngờ rằng trong cuộc khủng hoảng này khi chúng ta đang nhập khẩu các thiết bị bảo hộ y tế, khẩu trang hay bất cứ thứ gì từ các quốc gia khác để vượt qua dịch bệnh.
Chúng ta cần quay trở lại thời kì đỉnh cao khi mà 'Made in Australia' trở thành chính sách trung tâm của mọi lĩnh vực ở nước Úc.
Điều đó đặt ra sự nghi ngờ trong suy nghĩ của người Úc rằng chúng ta có kiên cường và có thể tự lực sản xuất những thứ này hay không. Tôi nghĩ rằng có một tương lai cho ngành sản xuất và công nghệ tiên tiến ở quốc gia này, và cuộc khủng hoảng này đã cho thấy điều đó. "
Ông Barilaro dự đoán vai trò của sản xuất sẽ trở nên quan trọng hơn khi đại dịch buộc các nước phải tự tách khỏi thế giới.
“Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội khi mà biên giới mở cửa lại, không chỉ Úc sẽ nhận ra điều này, các quốc gia khác cũng sẽ nhận ra và tôi nghĩ một nền kinh tế toàn cầu hóa có lẽ đã kết thúc.”
Thượng nghị sĩ của đảng Lao động Kim Carr đang kêu gọi tất cả các chính trị gia thương thảo với nhau và hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất.
Ông Carr đã bác bỏ cái mà ông gọi là "huyền thoại của các thương nhân tự do" cho rằng mức lương cao tại Úc, thiếu sự nổi bật đối với thị trường và thiếu khả năng sẽ cản trở việc sản xuất hàng hóa.
Ông tin tưởng với chính sách đúng đắn của chính phủ, chúng ta sẽ chứng kiến lĩnh vực này có thể hồi sinh trong tương lai gần.
"Tất nhiên là muộn còn hơn không. Thật là một thảm kịch khi chúng ta quyết định quay lưng lại với việc sản xuất của thế hệ trước. Chúng ta cần quay trở lại thời kì đỉnh cao khi mà 'Made in Australia' trở thành chính sách trung tâm của mọi lĩnh vực ở nước Úc.”
--
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại